Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2023-2024-cô Lê Thị Mỹ Phương
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAMĐộc lập - Tự do - Hạnh phúc
Long An, ngày… tháng ….. năm 2024
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2023-2024
Tên sáng kiến: Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi
- Họ và tên: Lê Thị Mỹ Phương, Sinh ngày: 09/03/1983
- Đơn vị công tác: Trường Mẫu Giáo Long An
- Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Giáo viên dạy lớp Chồi 1
- Thời gian đã được triển khai thực hiện sáng kiến: Từ ngày: 05/9/2022
I. NỘI DUNG SÁNG KIẾN
- Tên sáng kiến:
- Lĩnh vực áp dụng
* Thực trạng:
Ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và chuyển đổi số trong đổi mới nội dung, phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá đang được chú trọng. Trong đó, ứng dụng CNTT trong dạy học ở trường mầm non là hết sức quan trọng.
Trong những năm qua, ứng dụng CNTT trong dạy học ở các trường mầm non, mẫu giáo trên địa bàn huyện Cần Giuộc, đặc biệt là trường Mẫu Giáo Long An rất được quan tâm, không ngừng đổi mới phương pháp dạy học nhằm nâng cao chất lượng giáo dục. Trong đó, khuyến khích ứng dụng CNTT một cách hợp lí trong các hoạt động của cô và trẻ nhằm góp phần giúp các con chủ động tiếp nhận kiến thức và hoàn thiện các kỹ năng.
Hiện nay, trẻ đang tiếp cận gần với công nghệ hiện đại. Do vậy, đa phần trẻ thích khám phá những điều mới lạ. Những bài giảng thông thường (dạy với đồ dùng hoặc “dạy chay”) trẻ hạn chế hứng thú rất nhiều, thụ động và không ham thích học.
Xuất phát từ những lý do trên, tôi chọn đề tài “Một số biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4- 5 tuổi.” Trong quá trình thực hiện tôi gặp những thuận lợi và khó khăn sau:
* Thuận lợi:
- Bản thân luôn nhận thức ứng dụng CNTT trong dạy học là cần thiết. Tôi luôn cố gắng phấn đấu, học hỏi trau dồi kiến thức cho bản thân. Là một giáo viên tôi luôn tâm huyết yêu nghề, có trình độ chuyên môn và kỹ năng CNTT ở mức khá trở lên.
- Hiệu trưởng quan tâm đến việc xây dựng, tổ chức, chỉ đạo triển khai thực hiện kế hoạch ứng dụng CNTT; chăm lo, hỗ trợ, tạo điều kiện cho GV tiếp xúc, sử dụng các phần mềm mới, thiết bị hiện đại.
* Khó khăn:
- Một số gia đình cha mẹ quá quan tâm, cưng chiều trẻ, dẫn đến trẻ có thói quen ỷ lại, không chủ động, thiếu tự tin khi trao đổi cùng cô và bạn.
- Trẻ tuy cùng độ tuổi nhưng khả năng tiếp thu của trẻ không đồng đều.
- Cơ sở vật chất, thiết bị dạy học hiện đại phục vụ cho ứng dụng CNTT vào dạy học đã được đầu từ mua sắm nhưng nhìn chung còn thiếu nhiều so với nhu cầu thực tế ở trường.
- Các phần mềm và TBDH hiện đại dù được tập huấn nhưng do ít sử dụng nên kỹ năng chưa thành thạo và nhuần nhuyễn.
Qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2023-2024 tại lớp mình tôi đã thu được kết quả như sau:
Số liệu khảo sát đầu năm học cụ thể như sau:
STT | Mức độ nội dung khảo sát | Đạt | Chưa đạt | ||
Số lượng | Tỷ lệ | Số lượng | Tỷ lệ | ||
1 | Trẻ chủ động tự tin tương tác với cô và bạn | 9 | 36% | 16 | 64% |
2 | Khả năng thao tác với máy tính (nội dung bài dạy theo yêu cầu của cô) | 9 | 36% | 16 | 64% |
3 | Trẻ tham gia các hoạt động tích cực | 11 | 44% | 14 | 56% |
4 | Trẻ hứng thú với các hoạt động | 10 | 40% | 15 | 60% |
- Mục tiêu dự kiến cần đạt
- Trên 90 % Trẻ phải có được năng thao tác di chuyển đến nội dung bài dạy
- Trên 90 % trẻ phải tham gia các hoạt động tích cực
- Trên 90 % trẻ hứng thú với các hoạt động
-Trên 90% trẻ chủ động tự tin tương tác với cô và bạn
3. Mô tả sang kiến
Trong quá trình nghiên cứu đề tài và qua thực tế giảng dạy, tôi đã thực hiện các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi là cần phải:
- Các biện pháp đã thực hiện :
2. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài dạy
3. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm tòi tài liệu và tra cứu thông tin trên các trang Web để khai thác tài nguyên giảng dạy.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến:
5. Biện pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế kế các hoạt động
6. Biện pháp ứng dụng CNTT trong việc đánh giá kết quả của các trẻ
7. Biện pháp ứng dụng CNTT trong việc kết nối với phụ huynh trẻ
8. Biện pháp ứng dụng CNTT trong hợp tác chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp
- Biện pháp giải quyết:
Là một giáo viên mầm non bản thân không được đào tạo các lớp chuyên về lĩnh vực tin học, chỉ được tham gia tập huấn qua các đợt tập huấn chuyên môn do Phòng GD-ĐT, trường tổ chức..do thời gian tập huấn có hạn không được thực hành nhiều nên kỹ năng cũng còn khá hạn chế. Nhận ra được đây là điểm yếu của mình nên thân tôi luôn không ngừng cố gắng tự tìm tòi học hỏi thêm, thường xuyên rèn luyện các kỹ năng thực hành văn bản đúng thể thức các kế hoạch, giáo án giảng dạy của mình chỉnh chu hơn về hình thức. Đặc biệt tôi rất đam mê trong việc thực hành ứng dụng các phần mềm để thiết kế bài giảng, trò chơi thu hút trẻ, quay video các hoạt động để tuyên truyền với cha mẹ bằng việc ứng dụng phần mềm capcut…Lúc đầu bản thân cũng gặp rất nhiều khó khăn nhưng qua quá trình tìm tòi học hỏi thêm, bản thân tôi đã vận dụng linh hoạt và đạt hiệu quả cao.
2. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài dạy
Đối với giáo viên mầm non, màu sắc nổi bật, hình ảnh sống động sẽ dễ dàng thu hút trẻ vào hoạt động và khả năng ghi nhớ sẽ rất cao. Do vậy, khi lên tiết dạy, bản thân tôi phải nghiên cứu công nghệ thông tin và cách ứng dụng của chúng để có thể bài giảng chất lượng hơn.
Thông qua những giờ học, những hoạt động vui chơi, tôi bản thân đã áp dụng công nghệ thông tin và sử dụng các bài giảng điện tử, những hình ảnh đẹp, hành vi đẹp, những kỹ năng sống được chuyển tới trẻ em một cách nhẹ nhàng và sống động qua các trò chơi chắp ghép tranh, chọn tranh đúng…; góp phần hình thành ở các em nhận thức về cái đẹp, biết yêu cái đẹp, mong muốn tạo ra cái đẹp trong cuộc sống và những kỹ năng sống cần thiết đối với lứa tuổi mầm non. (Hình 1,2 - Phụ lục)
3. Biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm tòi tài liệu và tra cứu thông tin trên các trang Web để khai thác tài nguyên giảng dạy.
Hiện nay, mạng xã hội có nhiều trang web hay từ nguồn các giáo viên trường bạn như: Thư viện bài giảng điện tử hay như thư viện bài giảng của viện nghiên cứu giáo dục: http://ier.hcmup.edu.vn/cit/tvbgiang/a.htm.Tại đây, giáo viên có thể đăng kí tải để học hỏi từ các bài dạy hay và đã từng đặt giải giáo viên giỏi cấp huyện, tỉnh, Thành phố để chúng ta có thể lựa chọn, tham khảo để làm cho tư liệu cho bài dạy của mình.
Bên cạnh đó có có các ứng dụng phần mềm capcut, viva video...Cá phần mềm này hỗ trợ cho việc dạy học của tôi rất nhiều vì tôi có thể quay video từng đoạn và tạo thêm nhiều ứng dụng hấp dẫn để lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động dễ dàng hơn.
4. Biện pháp ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến:
Trong tình hình dịch bệnh vovid-19 vừa qua, việc ứng dụng CNTT rất cần tiết trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Nhờ có CNTT, giáo viên có thể kết nối được với trẻ trong việc truyền tải nội dung bài dạy qua các ứng dung như google met, Zoom…Qua đó, trẻ đã nắm được một số hành trang cần thiết để bước vào chương trình lớp 1.
Trong giai đoạn hiện nay tôi vẫn tiếp tục áp dụng phương pháp dạy này nếu như tiết dạy hôm nay một số trẻ vẫn chưa thuộc bài thơ hay câu chuyện mà cô truyền tải. Bản thân tôi khi về nhà, tôi sẽ quay clip hướng dẫn trẻ thuộc thơ và nội dung bài thơ qua nhóm lớp zalo để phụ huynh cùng học với trẻ. Như vậy, trẻ sẽ khắc sâu hơn.
Ví dụ: hôm này cô dạy kể chuyện: Cô bé quàng khăn đỏ.
Tôi sẽ ghi hình như đang ngồi kể chuyện và tôi thêm hình ảnh tiếng nhạc cho tiết dạy sinh động, làm cho con sói biết cử đông, rồi truyền tải qua nhóm lớp. Sáng khi vào lớp cô giáo sẽ hỏi lại trẻ “hôm qua, con có xem câu chuyện cô bé quàng khăn đỏ cô gửi k, trẻ sẽ thích thú trả lời liền , rồi cô giáo sẽ gợi mở cho trẻ kể.Từ đó, trẻ sẽ nhớ lâu hơn.
- Biện pháp ứng dụng CNTT trong thiết kế kế các hoạt động
Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức các hoạt động khám phá khoa học. Ví dụ sự nổi lên của dầu. Nhờ được tập huấn và thực hành công thêm sự sự tìm tòi của bản thân tôi có thể tạo ra những hiệu ứng âm tha h hấp dẫn khi thực hành ngoài trời góp phần gia tăng hứng thú cho trẻ.
Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức các hoạt động làm quen với toán. Qua hoạt động toán, mặc dù tiết học khô khan nhưng với bàn tay kỷ xảo của cô từ ứng dụng công nghệ thông tin đã làm cho 1 con số đứng im biết duy chuyển và biết vui buồn khi các bạn nhỏ thực hành không đúng. Với các ứng dụng này trẻ sẽ học thêm cách chinh phục bản thân để hoàn thành nhiệm vụ cô giao trong sự chủ động.
Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức các hoạt động làm quen tác phẩm văn học. Một tiết học kể chuyện để lôi cuốn cho trẻ thì ngoài giáo viên tạo hứng thú cô còn phải phải biết tạo hình huống bất ngờ với những tình tiết đặc sắc như Con chó biết chạy, chị Hằng Nga biết bay thì mới dễ đưa trẻ vào thế giới cổ tích huyền bí và đậm khả năng ghi nhớ.
Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức các hoạt động làm quen với chữ cái. Khi chữ cái biết nhảy từ nơi này sang nơi khác là lúc đó trẻ rất mong muốn được trài trải. Trẻ muố tự tay dùng chuột lên kéo các chữ cái về đúng nhà. Được thực hành chính là trí não của trẻ càng khắc sau ghi nhớ. (Hình 3,4-Phụ lục)
Không những thế các hoạt động khác cũng đòi hỏi việc áp dụng công nghệ thông tin là 1 điều không thể thiếu như: Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức các hoạt động âm nhạc. Ứng dụng CNTT vào việc tổ chức các hoạt động tạo hình. Tiếng nhạc vu vương cùng vời âm thanh nhẹ nhàng giúp kích thích trí não của trẻ sáng tạo hơn, tích cực hơn (Hình 5,6- Phụ lục)
Các hoạt động khác như đón trẻ, hoạt động ngoài trời, hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động lễ hội thì ứng dụng công nghệ thông tin cũng góp phần tạo không khí vui tươi, thích thú, tạo sự phấn khởi nơi trẻ rất nhiều
- Biện pháp ứng dụng CNTT trong việc đánh giá kết quả của các trẻ
- Biện pháp ứng dụng CNTT trong việc kết nối với phụ huynh trẻ
- Biện pháp ứng dụng CNTT trong hợp tác chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp
Đặc biệt hơn, việc giáo lưu giữa các cụm cũng đem lại nhiều cái mới lạ, sáng tạo rất thu hút trẻ. Nhiều ứng dụng công nghệ rất hấp dẫn, lấy hiệu ứng âm thanh kết hợp với kể rối đang nhận rất nhiều thu hút: Con rối biết khóc khi ta ta gắn vào bên trong mắt một sợi dây nước biển, và một đầu bóp cho nước mắt chảy ra hòa điệu với âm thanh buồn rất cuốn người xem. Đây cũng là điểm nổi bật bứt phá lôi cuốn trong tiết học kể chuyện,…
+ Hạn chế của giải pháp đã thực hiện trước đây (giải pháp củ).
- Khả năng tiếp cận của trẻ còn hạn chế
- Do mới tiếp cận trẻ còn rụt rè, chưa tự tin.
- Các hiệu ứng trong ứng dụng chưa phong phú, chưa thu hút.
Bước 1: Khảo sát thực trạng
Bước 2: Nghiên cứu tìm ra giải pháp khắc phục những hạn chế
Bước 3: Áp dụng giải pháp mới đồng thời đánh giá tính hiệu quả khả thi
Điểm mới của các biện pháp mới:
Chọn lọc có các ứng dụng phần mềm capcut, viva video...Các phần mềm này hỗ trợ cho việc dạy học của tôi rất nhiều vì tôi có thể quay video từng đoạn và tạo thêm nhiều hiệu ứng hay ( khám phá, tìm tòi trong từng ứng dụng) để tìm ra các hiệu ứng mới như lớp phủ, tỷ lệ khung, bợ lộc, nhãn dán,….nhằm lôi cuốn sự chú ý của trẻ vào hoạt động dễ dàng hơn.
4. Các thông tin bảo mật
Không
5. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến (cơ sở vật chất, phương tiện kỹ thuật, nhân lực…)
- Điện thoại thông minh.
- Đèn chiếu sáng
- Thiết bị lọc âm
6. Những tổ chức, cá nhân tham gia tổ chức áp dụng sáng kiến lần đầu hoặc áp dụng thử (nếu có)
Giáo viên dạy chung lớp.
7. Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng giải pháp theo ý kiến của tác giả và theo ý kiến của tổ chức, cá nhân tham gia áp dụng giải pháp lần đầu, kể cả áp dụng thử tại cơ sở theo các nội dung sau:
7.1 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả:
- So sánh lợi ích kinh tế, xã hội thu được khi áp dụng giải pháp so với trường hợp không áp dụng giải pháp đó hoặc so với những giải pháp tương tự đã biết ở cơ sở:
Áp dụng nhiều các ứng dụng công nghệ thông tin mới như phần mềm capcut, viva video, chữ kí điện tử....Không những thế khi áp dụng các phần mềm đã được học thì nó giúp mình có phương pháp dạy hay hơn, sống động hơn và dễ dàng tiếp cận với các phần mềm mới mà chưa từng trải nghiệm, lôi cuốn trẻ vào hoạt động như phần khai thác nhiều cái độc đáo như cách lọc âm thanh, hình ảnh, hiệu ứng, hiệu ứng con vật bay, tiếng cười …cuốn các cháu hào hứng khi tham gia học. Điều quan trọng nhất của việc ứng dụng phương pháp mới này giúp trẻ cảm thấy hứng thú với cái đang được học.
Tôi học cách khám phá, khả năng tìm tòi, học hỏi kinh nghiệm cốt để trao dồi để mình trong cách thiết kế bài dạy 1 cách sáng tạo hơn nhằm nâng cao sự nhận thức của trẻ và thấy được sự hứng thú của các con như những gì mình mong đợi.
Tạo cơ hội cho trẻ phát triển bản thân và hòa mình cùng cô và bạn, cháy mình hết trong tiết dạy.
Không những thế mà nó còn mang lại lợi ích đối với tơi là rất nhiều từ giá trị kinh tế.
Thứ nhất là kết quả đạt được trong công tác trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Về phía học sinh
Bảng kết quả so sánh đối chứng
STT | Mức độ nội dung khảo sát | Đầu năm | Cuối năm | ||
Số trẻ đạt/ tổng số | Tỷ lệ | Số trẻ đạt/ tổng số | Tỷ lệ | ||
1 | Trẻ chủ động tự tin tương tác với cô và bạn | 9/25 | 36% | 25/25 | 100% |
2 | Khả năng thao tác di chuyển đến nội dung bài dạy | 9/25 | 36% | 24/25 | 96% |
3 | Trẻ tham gia các hoạt động tích cực | 11/25 | 44% | 24/25 | 96% |
4 | Trẻ hứng thú với các hoạt động | 10/25 | 40% | 25/25 | 100% |
5 | Trẻ chủ động tự tin tương tác với cô và bạn | 9/25 | 36% | 25/25 | 100% |
- Bản thân tôi đúc rút được rất nhiều kinh nghiệm và bước đầu tôi đã thành công trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Sau quá trình trăn trở, suy nghĩ, nghiên cứu tôi đã đưa ra một số kinh nghiệm thực hiện các thao tác trong việc ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.
- Tôi đã lan tỏa được ý tưởng cho đồng nghiệp về ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ là việc rất thiết thực trong giáo dục nói chung và bậc học mầm non nói riêng.
- Phối hợp chặt chẽ với phụ huynh , tạo được sự uy tính đối với phụ huynh và trẻ, được phụ huynh và nhà trường tính nhiệm.
- Bản thân có ý thức học hỏi chị em đồng nghiệp nên mọi người rất sẵn lòng giúp đỡ, chỉ bảo cho tôi những kiến thức và những kinh nghiệm mà tôi chưa biết, chưa giỏi.
Về phía phụ huynh:
- Phụ huynh rất tin tưởng với cô giáo khi giao con em vào học. Nhiệt tình sưu tầm ủng hộ cô giáo và nhà trường những nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương, đóng góp kinh phí tạo môi trường giáo dục trong và ngoài lớp học tạo nên sự phong phú, đa dạng cho lớp học.
Với nội dung công việc đã đăng ký tôi sẽ phấn đấu thực hiện nhằm đạt hiệu quả cao nhất trong lĩnh vực công tác của mình.
- Thứ hai là kết quả từ lợi ích kinh phí trước và sau khi áp dụng sáng kiến:
Không tốn quá nhiều tiền khi phải mua nguyên vật liệu làm đồ dùng, ứng dụng CNTT qua các phần mềm nhận thấy hình ảnh thì nó rỏ nét hơn, đẹp hơn, trẻ thích thú hơn (hình ảnh sống động, nhân hóa)
+ Nêu rõ kết quả trước khi áp dụng giải pháp
Trước khi áp dụng thì tôi sử dụng nhiều vật liệu tốn nhiều thời gian và kinh phí hơn.
Sau khi áp dụng sáng kiến này vào năm 2023-2024 tôi thấy có kết quả rất rõ vì trẻ thích thú hơn, đồ dung dạy học cũng hạn chế bớt (không mất quá nhiều thời gian làm)
Khắc phục hạn chế, nhược điểm của giải pháp trước:
Chưa khai thác triệt các ứng dụng CNTT nên tập trung thời gian và nhân lực để hỗ trợ làm nhiều đồ dùng khi lên tiết dạy, trẻ lại hứng thú nhiều khi tham gia hoạt động, tiết học thiếu sinh động.
Giá trị làm lợi có thể tính như sau:
Nếu lên một tiết dạy có thể tốn đồ dùng cả 1 triệu đồng thì từ các hiệu ứng ta có thể giảm đồ dung bớt chen vào những hình động bắt mắt như thật. Qua đó, trẻ cũng nắm bắt được kiến thức mà cô truyền đạt.
- Số tiền làm lợi (nếu có thể tính được) và nêu cách tính cụ thể:
Ví dụ:
Một tiết dạy kể chuyện, thay vì sẽ làm rối điều khiển, ta có thể sử dụng các con vật trên máy tính dùng hiệu ứng trên máy tính và ánh sáng chiếu qua 1 cái thùng carton có dán 1 tờ tờ giấy mỏng để di chuyển các con vật bằng con chuột máy tính cộng với các hiệu ứng đã thiết lập sẵn theo mục tiêu đã đề ra. Bên trong cô sẽ điều kiển bằng đồ bấm điều khiển chiếu qua tivi giả tạo. Trẻ nhìn các con vật qua bóng màn hình ti vi giả, trẻ sẽ rất hứng thú.
Giáo viên lại ít tốn chi phí khi lên tiết giảm được 1 số tiền đáng kể lên tới 1.000.000 (có cây cảnh, tình tiết trong câu chuyện sẽ tốn phí rất nhiều)
7.2 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp dụng thử (nếu có)
8. Hiệu quả áp dụng và phạm vi ảnh hưởng của sáng kiến (tại cơ quan đơn vị, phạm vi huyện, phạm vi tỉnh)
+ Tính hiệu quả: Trẻ chủ động tự tin tương tác với cô. Trẻ tham gia các hoạt động tích cực và hứng thú với các hoạt động. Áp dụng các biện pháp trong sáng kiến của tôi, tôi nhận thấy “ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5” là 1 điều hết sức cần thiết và thiết thực cho 1 giáo viên mầm noncó ý nghĩa vô cùng quan trọng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ: Trẻ được thực hành trải nghiệm tích cực hoạt động vui vẻ, trí não hoạt động động nhanh nhẹn, khả năng ghi nhớ cao.
+ Tính khả thi: Qua áp dụng các biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4- 5 tuổi trẻ được phát triển toàn diện hơn. Và đặc biệt hơn nữa là mỗi ngày đến trường của các con thực sự là một ngày vui. Trẻ vui phụ huynh cũng sẽ quan tâm đến việc học của con hơn, nhà trường sẽ tuyên truyền tốt hơn, giáo viên sẽ được chú trọng hơn.
Qua việc thực hiện các biện pháp đã đạt được một số kết quả như trên. Với mong muốn các biện pháp này được áp dụng và có thể được nhân rộng đến tất cả các lớp học, đến từng giáo viên trong trường giúp việc giảng của cô ngày hoàn thiện hơn.
Sau một thời gian áp dụng “biện pháp ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi. Tôi thấy biện pháp có hiệu quả vô cùng to lớn và ý nghĩa với các cô và trẻ. Trẻ của lớp tôi vô cùng thích thú khi đến lớp. Vì vậy, Việc ứng dụng công nghệ thông tin giúp trẻ phát triển toàn diện về cả thể chất, trí tuệ, tinh thần, chất lượng giáo dục nâng cao.
Đây là một số kinh nghiệm mà tôi đã thực hiện trong quá trình giảng dạy để nâng cao sự hứng thú cho trẻ trong các hoạt đông khi đến lớp. Bản thân tôi rất mong được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu, của các bạn bè đồng nghiệp để tìm ra những biện pháp tốt nhất trong việc “ứng dụng công nghệ thông tin để nâng cao chất lượng giáo dục cho trẻ 4-5 tuổi ”
+ Bản thân tích cực và kiên trì học tập, nhạy bén, tìm hiểu, mạnh dạn tiếp cận và vận dụng những ứng dụng mới để đưa vào hoạt động giảng dạy nhằm tạo sự sống động trong tiết học để đạt hiệu quả giáo dục cao đưa vào cho trẻ hoạt động.
+ Phạm vi áp dụng
Sáng kiến kinh nghiệm này tôi đang áp dụng tại lớp tôi và tất cả các lớp chồi tại Trường Mẫu Giáo Long An, và có thể áp dụng cho các đơn vị trường bạn trong huyện Cần Giuộc và ngoài huyện Cần Giuộc.
- Kiến nghị: Không
XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ |
Người báo cáo Lê Thị Mỹ Phương |
PHỤ LỤC
Hình 1 Hình 2
Hình 3 Hình 4
Hình 3 Hình 4
Hình 5 Hình 6
Hình 7
MỤC LỤC
I. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH……………………………………………………………… 2
II. ĐẶT VẤN ĐỀ…………………………………………………………………… 2
1. Tên sáng kiến………………………………………………………………………2
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến……………………………...2
a. Thực trạng vấn đề trước khi có những sáng kiến, giải pháp……………….2
b. Mục tiêu dự kiến cần đạt được……………………………………………………3
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN…………………………………....3
1. Tự học để nâng cao năng lực ứng dụng CNTT………………………………..…4
2. Ứng dụng công nghệ thông tin trong thiết kế bài dạy……………………………4
3. Ứng dụng công nghệ thông tin vào việc tìm tòi tài liệu và tra cứu thông tin trên
các trang Web để khai thác tài nguyên giảng dạy. ………………………………….4
4. Ứng dụng CNTT trong dạy học trực tuyến………………………………………4
5. Ứng dụng CNTT trong thiết kế kế hoạch dạy học………………………………5
6. Ứng dụng CNTT trong việc đánh giá kết quả của các trẻ………………………..5
7. Ứng dụng CNTT trong việc kết nối với phụ huynh trẻ…………………………..5
8. Ứng dụng CNTT trong hợp tác chia sẻ, hỗ trợ đồng nghiệp……………………..6
IV. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN………………………………………………………………….6
1. Tính mới……………………………………………………………………………6
2. Tính hiệu quả và khả thi…………………………………………………………....6
3. Phạm vi áp dụng của sáng kiến…………………………………………….7
V. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ…………………………………………………………7
1. Kết luận .…………………………………………………………………..……….7
2. Kiến nghị…………………………………………………………………………...8