Trường Mẫu giáo Long An

Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2023-2024- Cô Bùi Thị Hồng Nhung

Mục lục

I. SƠ YẾU LÝ LỊCH
II. ĐẶT VẤN ĐỀ
1. Tên sáng kiến
2. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến:
a.Thực trạng vấn đề trước khi có sáng kiến
b. Mục tiêu dự kiến cần đạt
III. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
1. Giải pháp 1: Triển khai thực hiện giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non
2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch
3. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường
4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng theo yêu cầu đổi mới
5. Biện pháp 5: Chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học - ứng dụng các phần mềm mới
6. Biện pháp 6: Phối hợp PHHS, các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động ngoại khóa
7. Biện pháp 7: Công tác xã hội hóa giáo dục
8. Biện pháp 8: Công tác truyền thông
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
V. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
1. Tính mới:
2. Tính hiệu quả, khả thi
3. Phạm vi áp dụng sáng kiến
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Phụ lục 1. Bảng khảo sát mức độ đạt cơ sở vật chất trước và sau khi áp dụng sáng kiến……….24
Phụ lục 2. Bảng khảo sát khả năng chuyên môn và ứng dụng công nghiệ thông tin của đội ngũ trước và sau khi áp dụng sáng kiến………………………………………………………………27
Phụ lục 3. Bảng khảo sát chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến………...…...32
Phụ lục 4. Hình ảnh các trường bạn áp dụng sáng kiến áp dụng sáng kiến…………………..…36
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
 
           Long An, ngày 20 tháng 4 năm 2024     
 SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC 2023-2024
Tên sáng kiến  “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở          trường mầm non”
  1. SƠ YẾU LÝ LỊCH
- Họ và tên tác giả sáng kiến: BÙI THỊ HỒNG NHUNG; Sinh ngày: 01/6/1981
- Đơn vị công tác: Trường Mẫu giáo Long An
- Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Hiệu trưởng trường Mẫu giáo Long An
- Thời gian đã được thực hiện triển khai sáng kiến: Từ ngày tháng 9/2023 đến tháng 5/2024
  1. ĐẶT VẤN ĐỀ
  1. Tên sáng kiến 
 “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non”
  1. Sự cần thiết, mục đích của việc thực hiện sáng kiến: 
Như Bác Hồ kính yêu của chúng ta đã từng nói: “Giáo dục mầm non tốt sẽ mở đầu cho một nền giáo dục tốt”. Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân, là cơ sở ban đầu cho việc hình thành nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa và là nền tảng đầu tiên của ngành Giáo dục đào tạo. Trường mầm non là nơi có nhiệm vụ nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ từ 3 tháng đến 6 tuổi, hình thành và phát triển nhân cách và chuẩn bị các điều kiện cho trẻ vào lớp Một. Chính vì vậy mà sự nghiệp Giáo dục nói chung và Giáo dục Mầm non nói riêng đang nhận được sự quan tâm rất lớn của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội.
a. Thực trạng vấn đề trước khi có sáng kiến
 Năm học 2023 – 2024, ngành giáo dục và đào tạo tiếp tục tập trung thực hiện các nội dung của Nghị quyết 29/NQ-TW, đẩy mạnh các giải pháp toàn diện nhằm thực hiện các chỉ tiêu của Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XIII, Đại hội Đảng bộ tỉnh Long An lần thứ XII, Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XIII, kế hoạch phát triển kinh tế 5 năm 2021 – 2026; Trong đó giáo dục mầm non có những nhiệm vụ cụ thể như: Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lí nhà nước về giáo dục mầm non (GDMN); Đẩy mạnh phát triển Chương trình GDMN phù hợp với điều kiện của địa phương, của cơ sở GDMN, khả năng và nhu cầu của trẻ. Tiếp tục thực hiện các Chuyên đề, Chương trình để đổi mới, nâng cao chất lượng NDCSGD, bảo đảm an toàn tuyệt đối cho trẻ em. Đảm đảm các điều kiện thực hiện Chương trình GDMN; Thực hiện Chủ đề năm học “Xây dựng trường mầm non hạnh phúc, lấy trẻ em làm trung tâm” gắn kết với việc nâng cao chất lượng thực hiện Chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm giai đoạn 2021 - 2025”…
Trường MG Long An nhiều năm liền luôn hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Tuy nhiên để đáp ứng yêu cầu đổi mới hiện nay, vẫn còn gặp một số khó khăn nhất định. Giáo viên còn khá lúng túng với phương pháp mới như giáo dục STEAM; một vài cô do lớn tuổi việc cập nhật công nghệ thông tin ứng dụng các phần mềm mới còn hạn chế; năng lực một vài giáo viên chưa thật sự đáp ứng nhu cầu đổi mới, cô chưa phát huy tính tích cực năng động của trẻ, chưa mạnh dạn cho trẻ tự khám phá trãi nghiệm, chưa tổ chức tốt các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo, phát triển chương trình; qua khảo sát trẻ cho thấy các kỹ năng giao tiếp, sáng tạo, tự tin, tư duy phản biện tỷ lệ đạt chưa cao... Vì vậy là một cán bộ quản lý của một trường mầm non nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm với mong muốn nâng cao chất lượng giáo dục; thực hiện tốt các nhiệm vụ  năm học; xây dựng nhà trường ngày càng phát triển không ngừng đáp ứng kịp thời  với yêu cầu của bậc học mầm non; Đồng thời góp phần thực hiện tốt chỉ tiêu kế hoạch Đề án Phát triển Giáo dục mầm non trên địa bàn tỉnh Long An giai đoạn 2019-2025 (theo Kế hoạch số 140/KH-UBND ngày 19/6/2019 của UBND tỉnh Long An); Làm thế nào để nâng cao chất lượng giáo dục, giữ vững danh hiệu trường đạt chuẩn Quốc gia và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ. Đây là nhiệm vụ  vô cùng quan trọng và rất khó khăn, cần phải có sự nỗ lực phấn đấu của cả tập thể, quyết tâm cao trong mọi mặt, nhằm duy trì và phát triển chất lượng giáo dục mầm non trong thời đại hiện nay. Chính vì vậy mà tôi quyết định lựa chọn đề tài sáng kiến: “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non”.
*Thuận lợi:
Được sự quan tâm chỉ đạo sâu sát, tạo điều kiện của chính quyền địa phương, của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc cũng như sự quan tâm, ủng hộ nhiệt tình của cha mẹ trẻ.
Cơ sở vật chất (CSVC) của nhà trường đảm bảo đủ các phòng học, phòng chức năng, đồ dùng trang thiết bị, nhà trường có khuôn viên rộng rãi, thoáng mát, sân trường có bồn hoa cây kiểng, vườn trường, có các khu vui chơi cho trẻ.
Đa số cán bộ, giáo viên, nhân viên trẻ, có trình độ đạt chuẩn và trên chuẩn, tâm huyết, yêu nghề, mến trẻ, nhiệt tình, năng động trong công tác.
*Khó khăn:
Long An là một xã vùng trung của huyện, đời sống người dân còn khó khăn, đa số đi làm công nhân việc đưa rước do ông bà, nên công tác phối hợp với nhà trường trong chăm sóc giáo dục trẻ còn hạn chế.
Giáo viên còn e ngại trong việc phát triển chương trình, chưa mạnh dạn đổi mới trong giáo dục mầm non (GDMN); chưa biết cách thức khai thác áp dụng các chương trình giáo dục tiên tiến trên thế giới.
Đầu năm học 2023-2024, trường thiếu 02 giáo viên do có giáo viên nghỉ hưu, nghỉ việc vì bệnh.
b. Mục tiêu dự kiến cần đạt
Nâng cao chất lượng giáo dục; “Xây dựng trường mầm non giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; giúp đội ngũ giáo viên nâng cao trình độ và năng lực chuyên môn nghiệp vụ, giáo viên có kiến thức kỹ năng tốt từ đó tổ chức các hoạt động giáo dục trẻ đạt kết quả cao hơn; Chất lượng giáo dục học sinh về đức, trí, thể, mỹ, các lĩnh vực phát triển hài hòa cân đối, phát triển các kỹ năng tự tin, hợp tác, phản biện.. Phụ huynh tin tưởng và phấn khởi với chất lượng giáo dục của nhà trường, tham gia các hoạt động giáo dục cùng nhà trường.
Mục tiêu dự kiến cụ thể:
100% giáo viên tổ chức tốt các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm
100% giáo viên triển khai thực hiện tốt giáo dục STEAM
Trên 90% giáo viên ứng dụng công nghệ thông tin thành thạo
Trên 95% trẻ mạnh dạn, tích cực tham gia các hoạt động
Trên 90% trẻ có các kỹ năng sống, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng tự phục vụ tốt
Trên 85% trẻ có kỹ năng sáng tạo và tư duy phản biện tốt.
  1. NỘI DUNG VÀ CÁCH THỨC THỰC HIỆN
Sáng kiến Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non” là một trong các sáng kiến cấp cơ sở đã được công nhận trong 03 năm học liền kề tính đến năm học 2023-2024 theo các quyết định số 4714/QĐ-UBND ngày 17/8/2022 và Quyết định số 3082/QĐ-UBND ngày 23/6/2023 của Chủ tịch UBND huyện Cần Giuộc.
Từ kết quả nghiên cứu lý luận và thực tiển kết quả đạt được tại đơn vị trường MG Long An trong năm học trước, với mong muốn chia sẻ nhân rộng sáng kiến nên đầu năm học 2023-2024, tôi đã đề xuất các giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục của sáng kiến với các trường: MG Tân Kim, MG Trường Bình huyện Cần Giuộc, Trường MG Thạnh Hòa huyện Bến Lức, Trường MG Long Sơn huyện Cần Đước.
Các bước tiến hành thực hiện sáng kiến như sau:
Năm học 2022-2023 tôi đã áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục ở trường mầm non” đạt hiệu quả và được công nhận với các biện pháp sau:
Biện pháp 1: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch
Biện pháp 2. Xây dựng văn hóa chất lượng nhà trường
Biện pháp 3: Cải tiến chất lượng giáo dục
Biện pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên, nhân viên đáp ứng theo yêu cầu đổi mới
Biện pháp 5: Chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng          cao chất lượng dạy và học
Biện pháp 6: Phối hợp PHHS, các lực lượng xã hội để tổ chức các hoạt động ngoại khóa.
Biện pháp 7: Công tác xã hội hóa giáo dục.
Biện pháp 8: Công tác truyền thông
Năm học 2023-2024, trên cơ sở từ những kết quả đã đạt được qua việc áp dụng sáng kiến năm học 2022-2023, những kinh nghiệm tích lũy ở những năm học trước, tôi đã bắt đầu thực hiện các công việc sau:
Trước tiên tôi tiến hành khảo sát thực trạng về môi trường, cơ sở vật chất, khả năng chuyên môn và ứng dụng CNTT của đội ngũ, chất lượng học sinh.. với 13 giáo viên và 206 trẻ tại trường.
Kết quả khảo sát trước khi thực hiện đề tài như sau:
Bảng 1: Khảo sát mức độ đạt CSVC trước khi áp dụng SKKN
Trong những năm qua cảnh quan môi trường được xây dựng khá khang trang, xanh, sạch, đẹp. Tuy nhiên một số khu vui chơi củ không còn thu hút trẻ như : khu vui chơi ngoài trời, khu trải nghiệm và khu nhà chòi.. bởi đối với trẻ luôn thích sự mới mẽ, những gì đã chơi qua nhiều lần thì sẽ không thích nữa vì thế cảnh quan môi trường cũng cần phải luôn mới mẻ để hấp dẫn trẻ.
TT Nội dung khảo sát về cơ sở vật chất Số lớp, khu vực,
phòng
Đầu năm
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
TB
(Tỷ lệ%)
1 Đồ dùng, thiết bị dạy học 07 lớp 42,9% 57,1% 0
2 Thiết bị nghe nhìn 07 lớp 42,9% 57,1% 0
3 Đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo viên tự làm   60% 40% 0
4 Các khu vực vui chơi trong trường   50% 50% 0
5 Cảnh quan môi trường “xanh-an toàn-thân thiện”   50% 50% 0
Bảng 2. Khảo sát khả năng CM và ứng dụng CNTT của đội ngũ
  Nội dung khảo sát
 
Giáo viên
 
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
TB
(Tỷ lệ%)
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 13 10
76,9%
3
23,1%
0
2. Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình.. 13 6
46,1%
 
7
53,9%
0
3. Khả năng triển khai thực hiện giáo dục STEAM 13 6
46,1%
 
7
53,9%
0
4. Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 13 10
76,9%
3
23,1%
0
5. Kết quả dự giờ 13 55% 45% 0
Số hđ Hoạt động học 13 70% 30% 0
Số hđ Hoạt động vui chơi 13 40% 60% 0
6. Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp (dự kiến) 13 40% 60% 0
Bảng 3. Khảo sát chất lượng học sinh trước khi áp dụng SKKN
TT  
Nội dung khảo sát
TS
học sinh
Đầu năm
Đạt
(Tỷ lệ%)
Chưa đạt
(Tỷ lệ%)
1 Trẻ hứng thú, thích   đi học, mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động  
206
150
72,8%
56
27,2%
2 Kiến thức đạt theo độ tuổi 206 150
72,8%
56
27,2%
3 Kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ… 206 145
70,4%
61
29,6
4 Kỹ năng giao tiếp 206 145
70,4%
61
29,6%
5 Kỹ năng hợp tác 206 130
63,1%
76
36,9%
6 Kỹ năng sáng tạo 206 120
58,2%
86
41,8%
7 Kỹ năng tư duy phản biện 206 106
51,4%
100
48,6%
Từ kết quả khảo sát trên, để nâng cao chất lượng giáo dục trong năm học 2023-2024, tôi cải tiến những giải pháp củ đã được áp dụng hiệu quả và áp dụng một số giải pháp mới. Để thực hiện sáng kiến, tôi áp dụng một số giải pháp như sau:
  1. Giải pháp 1: Triển khai thực hiện giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non (GDMN) - Giải pháp mới hoàn toàn
  2. Giải pháp 2: Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng kế hoạch - Cải tiến, đổi mới nội dung và cách thức thực hiện so với giải pháp năm học 2022-2023
  3. Giải pháp 3: Xây dựng môi trường - Giải pháp mới hoàn toàn
  4. Giải pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới - Cải tiến, đổi mới nội dung và cách thức thực hiện so với giải pháp năm học 2022-2023: bồi dưỡng cho giáo viên các nội dung mới, giáo dục ứng dụng STAM
5. Giải pháp 5: Tiếp tục chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học - Đổi mới nội dung đào tạo: các phần mềm ứng dụng mới
6. Giải pháp 6: Phối hợp PHHS, các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động ngoại khóa - Cải tiến trên cơ sở biện pháp củ của năm học 2022-2023: tổ chức cho trẻ tham gia trải nghiệm
7. Giải pháp 7: Công tác xã hội hóa giáo dục - Cải tiến trên cơ sở biện pháp củ của năm học 2022-2023: có khen ngợi cá nhân thực hiện xã hội hóa tốt.
8. Giải pháp 8: Công tác truyền thông - Cải tiến, đổi mới nội dung và cách thức thực hiện so với giải pháp năm học 2022-2023: phát huy lợi thế về công nghệ trong công tác tuyên truyền, thông tin đến phụ huynh và nhân dân.
1. Giải pháp 1: Triển khai thực hiện giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non
 Trong những năm gần đây cùng với sự phát triển của giáo dục nói chung và giáo dục mầm non nói riêng, đòi hỏi giáo viên mầm non cần phát triển chương trình, áp dụng các chương trình tiên tiến của thế giới vào chương trình giáo dục mầm non phù hợp với điều kiện của địa phương. Tuy nhiên đội ngũ giáo viên còn khá lúng túng, chưa mạnh dạn tự tin, chưa biết lựa chọn như thế nào?…Năm học 2023-2024, trường có 01 giáo viên được tham gia tập huấn do Bộ Giáo dục và Đào tạo tổ chức tại Đà Nẳng, sau đó 01 cán bộ quản lý cũng được tập huấn ở Sở Giáo dục và Đào tạo lớp bồi dưỡng cán bộ quản lý và giáo viên cốt cán, trong đó có nội dung về giáo dục STEAM. Nhờ thế, đơn vị đã chủ động tiến hành tập huấn cho đội ngũ giáo viên trường về Giáo dục STEAM, mục tiêu của chương trình giáo dục STEAM, mục tiêu của hoạt động STEAM, cách thức tiếp cận đổi mới trong giáo dục mầm non có tên là giáo dục STEAM.
Trước tiên, tôi tiến hành tập huấn cho giáo viên về STEAM tổng quan, STEAM là như thế nào, ý nghĩa STEAM, lý do vì sao gióa dục STEAM được Bộ Giáo dục và Đào tạo đưa vào chương trình giáo dục mầm non - vì STEAM gần gủi và thực tế, vì nhu cầu xã hội, qua giáo dục STEAM trẻ được trải nghiệm và thu hút trẻ vào hoạt động, giúp giáo viên hiểu được tầm quan trong giáo dục STEAM. Cách thức tổ chức hoạt động giáo dục STEAM, cách xây dựng môi trường lớp học, mô hình 5 E, mô hình EDP, tổ chức hoạt động góc..Giáo viên nắm bắt được cách thức tiếp cận đổi mới trong giáo dục mầm non, lợi ích giáo dục STEAM đối với học sinh, học sinh được quyền kiểm soát, trẻ được thử và kết quả có thể sai, có thể đúng để trẻ tự tìm ra câu trả lời, trẻ được học tập vui vẻ.
Để giúp giáo viên tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM, tôi tành lập tổ tư vấn (gồm các giáo viên cốt cán), nhằm tư vấn hỗ trợ, chia sẻ kinh nghiệm qua các tiết dự giờ, thao giảng. Giúp giáo viên hiểu “không giải quyết vấn đề thay trẻ mà tạo vấn đề để trẻ tìm cách giải quyết” từ đó sẽ giúp trẻ có được những kỹ năng cần thiết của một công dân toàn cầu như: tư duy phản biện, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng hợp tác và kỹ năng sáng tạo (qua mô hình EDP). Tạo nhiều cơ hội cho trẻ học thông qua thực hành và trải nghiệm để tự rút ra kết luận, trẻ tìm kiếm cách thức để tìm hiểu thông tin, cho trẻ nắm kiến thức từ chuyên gia, từ internet, trẻ tự thực hành và tìm hiểu kiến thức, quan trọng quá trình trẻ làm, không quan trọng sản phẩm.
Ví dụ: trong quá trình trẻ làm thí nghiệm trẻ sẽ tìm hiểu để đo, soi quả trứng…
 Như vậy khi trẻ con được tiếp cận STEAM tốt trẻ sẽ phát triển tư duy giải quyết vấn đề, kỹ năng sống, khả năng thích ứng với cuộc sống sau này tốt hơn. Đó là những nội dung kiến thức giáo viên cần có để tổ chức các quá trình sư phạm cũng như trong công tác tuyên truyền với cha mẹ trẻ.
Sau khi đã tiến hành tập huấn cho đội ngũ, tôi tiến hành lấy ý kiến giáo viên, xây dựng kế hoạch và tổ chức triển khai thực hiện giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non ở mức cơ bản, bước đầu chọn 02 lớp điểm (giáo viên là 02 tổ khối trưởng) để thực hiện trước cho các khối, lớp để học tập kinh nghiệm, sau đó là các hoạt động của các giáo viên dạy giỏi để tập thể cùng học tập với nhau, tiết dạy tích hợp một phần giáo dục STEAM; tiết dạy theo mô hình 5 E, mô hình EDP; trang trí lớp theo STEAM; tổ chức hoạt động góc theo STEAM; hằng tháng thông qua họp chuyên môn tổ, đánh giá kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục STEAM, phát huy những cái làm được cùng bàn bạc trao đổi để tổ chức các hoạt động STEAM hấp dẫn hơn, mở rộng nhiều đề tài. Đến học kỳ II, tất cả các lớp đều đã có các hoạt động giáo dục STEAM, hoạt động giáo dục STEAM được tổ chức thường xuyên hơn bởi vì trẻ rất thích thú khi được khám phá, trải nghiệm. Giáo viên cũng không còn ngần ngại khi tổ chức hoạt động giáo dục STEAM, bởi các cô đã nắm được quy trình tổ chức, các đồ dùng dạy học gần gũi dễ tìm, không tốn kém, giáo dục STEAM đã kích thích sự tư duy, sáng tạo của các cô khi khai thác các đề tài.
Qua gần một năm học triển khai tổ chức giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non, đơn vị đã đạt được những kết quả rất khả quan. Trẻ thích thú và tham gia tích cực hơn ở các hoạt động giáo dục STEAM vì qua đó trẻ được khám phá, trải nghiệm nhiều hơn, các kỹ năng của trẻ phát triển tốt hơn, nhất là kỹ năng tư duy phản biện, từ đó giáo viên cũng phấn khởi, tự tin khi tổ chức các tiết dạy thành công.
 
Hình ảnh minh họa giáo dục STEAM đề tài “Hành tinh xanh của bé”
2. Giải pháp 2: Đổi mới công tác xây dựng kế hoạch 
Xây dựng kế hoạch là một trong các công việc quan trọng trong công tác quản lý nói chung, quản lý giáo dục mầm non nói riêng. Các kế hoạch trọng tâm góp phần nâng cao chất lượng giáo dục như: kế hoạch phát triển giáo dục; kế hoạch thực hiện nhiệm vụ năm học; kế hoạch giáo dục; kế hoạch thực hiện các chuyên đề... Đây là giải pháp tôi đã thực hiện khá thành công ở năm học trước, kế hoạch nhà trường có vị trí và hết sức quan trọng, kế hoạch có tính khoa học, khả thi thì sẽ đem lại hiệu quả cao, thúc đẩy phong trào nói chung và nâng cao chất lượng giáo dục nói riêng và ngược lại. Trong năm học trước khi áp dụng giải pháp này tôi đã rất thuận lợi trong công tác ban hành, tổ chức, chỉ đạo thực hiện các nhiệm vụ năm học. Do vậy năm học này tôi vẫn tiếp tục áp dụng và cải tiến  như sau:
Sau khi nghiên cứu các văn bản chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học của các cấp, kinh nghiệm của năm học trước, ý kiến đóng góp xây dựng của tập thể, nhiệm vụ trọng tâm của năm học mới và điều kiện thực tế của trường về các vấn đề cấp bách, cần ưu tiên để nâng cao chất lượng giáo dục; Tuy nhiên các ý kiến đóng góp vẫn còn mang tính chung chung, chưa trọng tâm trọng điểm. Vì thế trong năm học 2023-2024 tôi thành lập thêm hội đồng tư vấn và lấy ý kiến của hội đồng tư vấn, đây là các thành viên có nhiều tâm huyết, có năng lực, vì thế các ý kiến đóng góp sâu sát hơn, trọng tâm trọng điểm hơn, đồng thời trong các kế hoạch tôi cũng phân công công việc rõ, cụ thể nhiệm vụ của từng thành viên có liên quan từ đó các kế hoạch được ban hành được tổ chức thực hiện tốt hơn.
Bước 1: Soạn bản dự thảo cùng với các văn bản chỉ đạo của cấp trên gửi qua zalo, email đến các thành viên ban lãnh đạo, giáo viên, hội đồng tư vấn nghiên cứu trước để mọi thành viên góp ý cho bản dự thảo kế hoạch xác thực, hiệu quả. 
Bước 2: Sau khi đã lấy ý kiến thống nhất kế hoạch được chỉnh sửa lần thứ nhất, gửi lại các thành viên để có ý kiến thảo luận trực tiếp với Hiệu trưởng trong cuộc họp liên  tịch, họp hội đồng sư phạm, trên cơ sở phân tích tìm ra những cái hay, cái đúng, chưa đúng để điều chỉnh, tính khả thi, khoa học của bản dự thảo. 
Bước 3: Sau khi được góp ý, Hiệu trưởng chỉnh sửa phù hợp, ban hành và triển khai tới toàn thể cán bộ giáo viên nhân viên và được coi là nghị quyết của hội  đồng nhà trường phải thực hiện theo quy định, trong quá trình thực hiện nhiệm vụ năm học tôi  bám sát kế hoạch có thực hiện kiểm tra đánh giá để điều chỉnh phù hợp, cũng như nhắc nhở những cá nhân chưa hoàn thành tốt theo kế hoạch.
Việc xây dựng kế hoạch liên quan đến tất cả các thành viên từ chỉ tiêu, cách đánh giá xếp loại và coi đây là nghị quyết, do đó đã thu hút và khai thác được trí tuệ của cả tập thể. Có như vậy thì khi xây dựng kế hoạch mọi người mới tham gia góp ý một cách tự giác, tích cực, có trách nhiệm, tránh được những tư tưởng góp ý không tích cực, tránh làm việc tuỳ hứng không có nguyên tắc. Với biện pháp này các thành viên trong trường đã nắm chắc các chỉ tiêu thi đua, nhiệm vụ trọng tâm và nhiệm vụ cụ thể để cùng phối hợp với nhà trường thực hiện tốt kế hoạch đề ra và như vậy là đã đổi mới được công tác quản lý từ việc xây dựng kế hoạch đơn phương của lãnh đạo, các thành viên tiếp nhận thụ động không cần quan tâm, chỉ biết thực hiện mà chưa nắm chắc được kế hoạch năm học của cả một trường, nay thành người trực tiếp góp phần xây dựng kế hoạch      và thực hiện kế hoạch. Triển khai kế hoạch bằng nhiều hình thức khác nhau như: Đăng tải kế hoạch trên trang thông tin điện tử (website) của trường hoặc gửi kế hoạch trên hộp thư nội bộ của từng cán bộ, giáo viên, nhân viên để mọi người cùng nghiên cứu. Từng tổ chuyên môn góp ý, đề xuất ý kiến của từng tổ gửi về hộp thư của nhà trường. Sau đó, tổ chức họp toàn trường thống nhất kế hoạch và triển khai thực hiện.
Từ cách làm trên, các ý kiến đóng góp trọng tâm trọng điểm hơn, kế hoạch của nhà trường được tổ chức thực hiện khả thi, hiệu quả, khoa học, khách quan mọi thành viên chủ động trong quá trình thực hiện nhiệm vụ được giao, tự giác bám sát vào chỉ tiêu, lộ trình để cùng nhau phối hợp thực hiện hoàn thành thắng lợi kế hoạch đề ra. Từ đó chất lượng các hoạt động trong nhà trường đã được nâng lên rõ rệt.
  1. Biện pháp 3: Xây dựng môi trường 
Xây dựng môi trường giáo dục mang tính “mở”, kích thích sự tập trung chú ý, tư duy và cảm xúc tích cực của trẻ, thúc đẩy trẻ tham gia hiệu quả vào các hoạt động chơi và trải nghiệm đa dạng. Bảo đảm tất cả trẻ đều được tạo cơ hội học tập qua chơi và bằng nhiều cách khác nhau phù hợp với nhu cầu, hứng thú và khả năng của bản thân trẻ. Tạo mối gắn kết giữa nhà trường, giáo viên, phụ huynh và trẻ cùng tạo ra môi trường cho trẻ hoạt động. Ví dụ: với các góc chơi phụ huynh hỗ trợ giáo viên các đồ dùng (thùng giấy cứng, vỏ hộp…) trẻ tô màu, cắt dán..; qua đó trẻ thích thú với sản phẩm mà trẻ tạo ra được bằng chính sức của mình.
 
Hình ảnh các góc chơi cô và trẻ cùng trang trí theo giáo dục STEAM
Từ những nhà chòi được lắp đặt khá kiên cố, cô và trẻ sẽ cùng nhau trang trí thành những không gian theo ý muốn và có thể thay đổi để luôn hấp dẫn trẻ mà không tốn nhiều kinh phí. Ví dụ như: tháng 10 trang trí chợ quê và khu thời trang của bé thì tháng 11 đổi thành quán trà sữa và gian hàng bán các đồ dùng các nghề…
 
 
Hình ảnh các nhà chòi, khu vui chơi được thay đổi nội dung phong phú
Bên cạnh đó, tôi hướng dẫn chỉ đạo giáo viên tận dụng không gian của mái che trước các lớp để lắp đặt thêm các góc chơi đa dạng phong phú, hấp dẫn trẻ hơn như sân khấu ngoài trời, vườn âm nhạc, khu nghệ thuật (vẽ, tô tượng ..)
 
Hình ảnh các bé chơi tô tượng ở góc “ươm mầm tài năng”
Xây dựng môi trường vật chất khang trang, đẹp và hấp dẫn trẻ là nhiệm vụ quan trọng trong giáo dục mầm non và cũng là tâm huyết của tôi. Trên cơ sở khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường..tôi đã xây dựng dự thảo, tổ chức họp lấy ý kiến và ban hành kế hoạch tu sửa mua sắm, trang bị đồ dùng thiết bị cho các khối lớp để đảm bảo đủ số lượng từng loại, trang bị thay mới các lapo, bồn vệ sinh ở các lớp lá 1, lá 2, lá 3.
Thực hiện thông tư 16/2022/TT-BGDĐT Ban hành quy định tiêu chuẩn thư viện cơ sở giáo dục mầm non và phổ thông. Với thực trạng các trường mầm non chưa được xây dựng thư viện, việc xây dựng lắp đặt thư viện để tạo không gian cho trẻ đọc sách, thư giản, rèn cho trẻ thói quen đọc sách và văn hóa đọc đặt ra cho nhà trường bài toán khó đó là làm thế nào để xây dựng thư viện cho trẻ, với những điều kiện hết sức khó khăn: thiếu sách, thiếu bàn ghế…Trước những khó khăn thiếu thốn về các điều kiện trên, tôi đã cố gắng tìm ra những giải pháp để giải quyết cơ bản. Tận dụng các kệ sách củ để sửa lại làm kệ trưng bày sách, xây dựng kế hoạch vận động xin sách, truyện tranh củ của học sinh để làm phong phú kho sách, dùng các bộ bàn ghế xin được ở trường tiểu học để cho trẻ ngồi đọc sách….
 
Hình ảnh thư viện của bé
Từ những giải giáp trên đến nay trường đã xây dựng được thư viện cho bé đọc sách, nghe kể truyện, đọc truyện tranh, số lượng sách từ con số ban đầu rất khiêm tốn chỉ vài quyển, nay mỗi trẻ đã có ít nhất 02 quyển sách; mỗi giáo viên ít nhất 03 quyển sách, đạt chuẩn thư viện mức độ 1.
Môi trường đẹp hấp dẫn và thật chất trẻ tham gia hoạt động được, không chỉ là môi trường vật chất đẹp để trẻ ngắm nhìn, tư duy mà đòi hỏi trẻ phải được chơi, được hoạt động và tham gia trải nghiệm. Khu vui chơi với bóng thực sự là khu vực vui chơi đáp ứng được nhu cầu, hứng thú của trẻ. Bên cạnh đó, phân công nhiệm vụ từng thành viên trong việc thực hiện đảm bảo môi trường luôn sạch đẹp và đánh giá việc thực hiện tương ứng với công việc được phân công, để có điều chỉnh, hoàn thiện.
Với các nội dung xây dựng môi trường giáo dục trên đã góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị.
 
Hình ảnh bé chơi nhà bóng
4. Biện pháp 4: Bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng theo yêu cầu đổi mới 
Bồi dưỡng nâng cao trình độ, chức danh nghề nghiệp và bồi dưỡng theo chuẩn nghề nghiệp, bồi dưỡng thường xuyên..là những nội dung quan trọng và cần thiết để giúp giáo viên nâng cao tay nghề, là hành trang trong thực hiện nhiệm vụ của mỗi giáo viên. Để thực hiện bồi dưỡng giáo viên tôi tiến hành các bước sau:
 Nội dung thứ nhất, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên để tiếp cập kịp thời với những đổi mới, yêu cầu của giáo dục. Hằng năm tôi xây dựng kế hoạch đào tạo bồi dưỡng và vận động giáo viên tham gia học các lớp nâng cao trình độ chuyên môn, bồi dưỡng chức danh nghề nghiệp, lý luận chính trị, tham gia các khóa học online về giáo dục STEAM… Hiện có 01 giáo viên vừa học xong đại học và 01 giáo viên học xong cao đẳng sư phạm, 13/13 giáo viên đã tham gia các khóa học chức danh nghề nghiệp, 14/14 đảng viên đã hoàn thành sơ cấp chính trị. Hiện tại trình độ giáo viên đạt chuẩn 92,8%, chỉ còn 01 giáo viên chưa đạt chuẩn do tới tuổi nghỉ hưu (năm 2026), 13/13 giáo viên tham gia các lớp bồi dưỡng về giáo dục STEAM với nhiều hình thức (đây là nội dung bồi dưỡng mới được đội ngũ đặc biệt quan tâm). Việc bồi dưỡng nâng cao trình độ giáo viên vừa giúp giáo viên có kiến thức, kỹ năng đáp ứng yêu cầu giáo dục vừa tạo ra một đội ngũ mới với “chất mới” giỏi hơn, chuyên nghiệp hơn…từ đó chất lượng giáo dục tốt hơn.
Nội dung thứ hai, bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp. Thông tư 26/2018/TT-BGDĐT ngày 08/10/2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành chuẩn nghề nghiệp giáo viên mầm non và đã được thực hiện đánh giá 2 chu kỳ nhưng mức độ đánh giá không tiến triển được về số lượng và chất lượng cũng như tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp ở mức tốt vẫn còn khiêm tốn. Tôi luôn trăn trở và đã thực hiện nghiên cứu qua đề tài “Quản lý hoạt động bồi dưỡng đội ngũ giáo viên theo chuẩn nghề nghiệp ở các trường mầm non huyện Cần Giuộc”(Luận văn, 2023). Qua đó tôi đã tìm ra các giải pháp để hướng dẫn giáo viên cách bồi dưỡng và tự bồi dưỡng nhằm nâng cao mức độ đạt chuẩn nghề nghiệp, đánh giá, cách tìm và lưu trữ minh chứng.
Ví dụ: Tiêu chí 4 để đạt mức tốt thì phải: “Tham gia phát triển chương trình giáo dục nhà trường; hỗ trợ đồng nghiệp trong xây dựng kế hoạch chăm sóc, giáo dục hướng tới sự phát triển toàn diện của trẻ em, phù hợp với điều kiện thực tiễn của trường, lớp và văn hóa địa phương”. Trong những năm học trước giáo viên còn khá mới mẽ chưa biết phát triển chương trình như thế nào, nên rất lúng túng, không tự tin để đánh giá mức tốt; đây lại là một trong các tiêu chí bắt buộc phải đạt tốt thì mới xếp loại tốt. Chính vì thế việc ứng dụng giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non đã nâng mức đánh giá của tiêu chí này.
Tương tự đối với tiêu chí 5 để đạt mức tốt thì phải: “Chia sẻ kinh nghiệm, hỗ trợ đồng nghiệp trong việc thực hiện các hoạt động nuôi dưỡng và chăm sóc nhằm cải thiện tình trạng sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em”. Điều này không quá khó và sự thật giáo viên có thể thực hiện, có làm thực chất, nhưng giáo viên lại không tìm ra được minh chứng và một vài tiêu chí khác cũng vậy…Ví dụ đối với tiêu chí 5 minh chứng cần có là kế hoạch chuyên đề“sức khỏe thể chất và tinh thần của trẻ em”; danh sách/quyết định người triển khai, hỗ trợ; báo cáo.. Nhờ những cách làm trên mà trong năm học này dự kiến tỷ lệ giáo viên được đánh giá theo chuẩn nghề nghiệp đã nâng lên rõ về chất lượng: giáo viên xếp loại tốt: 10/13 tỷ lệ: 76,9%, tăng hơn 30% so với chu kỳ trước.
Nội dung thứ ba, tôi còn tiến hành xây dựng kế hoạch, tổ chức thực hiện, chỉ đạo, và kiểm tra đánh giá quá trình bồi dưỡng những nội dung mà giáo viên chưa đạt tốt như công nghệ thông tin, ngoại ngữ… Qua các chuyên đề bồi dưỡng của Sở, Phòng Giáo dục và Đào tạo và quá trình tự bồi dưỡng của giáo viên. Xây dựng kế hoạch giáo dục theo phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm làm chuyên đề chính cho năm học. Từ đầu năm học trường đã xây dựng kế hoạch thực hiện chuyên đề “Xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm” năm học 2023-2024. Kế hoạch thể hiện mục tiêu, phạm vi, mức độ, nội dung, phương pháp và các hình thức tổ chức hoạt động nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục phù hợp với trẻ, cụ thể: Thể hiện các mục tiêu cụ thể, phản ánh được kết quả mong đợi, đáp ứng với sự phát triển của trẻ theo giai đoạn, thời điểm phù hợp và theo Chương trình GDMN.Thể hiện nội dung giáo dục theo Chương trình GDMN, phát triển chương trình phù hợp với sự phát triển của trẻ và điều kiện thực tế của đơn vị. Thể hiện tính tích hợp toàn diện, coi trọng việc hình thành và phát triển các phẩm chất, năng lực, kĩ năng sống cho trẻ; tạo sự gắn kết các nội dung nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục, tác động một cách thống nhất đồng bộ đến sự phát triển của trẻ. Khuyến khích trẻ tham gia hoạt động giáo dục bằng vận động thân thể và các giác quan dưới nhiều hình thức khác nhau.
Qua mỗi tiết dạy giáo viên cùng nhau đúc rút kinh nghiệm, để tìm ra nhứng giải pháp tốt hơn cho tiết sau…Từ đó kết quả các tiết dự giờ qua các hoạt động được cải thiện, đặc biệt là đối với hoạt động vui chơi được xếp loại tốt nhiều hơn.
Thứ tư là, tuyên dương, khen thưởng các các nhân đã thực hiện tốt nhiệm vụ đã đề ra, thừa nhận, công nhận sự đóng góp…là việc làm không thể thiếu của người cán bộ quản lý. Bởi vì, mỗi người khi đi làm ở bất kỳ môi trường nào cũng đều mong muốn sự công bằng và được công nhận tài năng, thành tích, sự tiến bộ của mình. Hiểu sâu sắc vấn đề này nên tôi rất chú trọng việc đánh giá, thừa nhận, khen thưởng đội ngũ chính xác, đúng thời điểm. Không phải lúc nào cũng phải đợi đến sơ kết tổng kết thì mới đánh giá, mới khen. Một lời động viên khen ngợi kịp thời khi có một giáo viên đăng ký học nâng cao trình độ, một giáo viên vừa hoàn thành xong bức tranh đẹp, khi vừa dự giờ một giáo viên mà năm nay cô dạy hay tiến bộ hơn năm trước…tôi luôn dùng từ ngữ chính xác và khen đúng lúc, việc dùng từ ngữ chính xác rất quan trọng để người được khen thấy được năng lực của mình mà phát huy.
5. Biện pháp 5: Chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học - ứng dụng các phần mềm mới
Triển khai thực hiện tốt ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số hóa trong nhà trường. Tiếp tục chỉ đạo thực hiện thu học phí không dùng tiền mặt, các khoản thu theo quy định, thu chi đúng theo nguyên tắc tài chính, trong việc quản lý tiền ăn, chất lượng bữa ăn, đảm bảo dinh dưỡng cho trẻ và thực hiện tốt ATTP theo qui định trong nhà trường. Chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng    cao chất lượng dạy và học. Công nghệ thông tin (CNTT) là công cụ hỗ trợ đắc lực trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy, học tập, đổi mới quản lý giáo dục góp phần nâng cao  chất lượng giáo dục và đào tạo nói chung và ngành học mầm non nói riêng.
Việc ứng dụng CNTT là nhiệm vụ quan trọng quyết định sự phát triển CNTT của nhà trường. Do vậy trong những năm học vừa qua công tác  chỉ đạo đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy và  học đã được quan tâm đưa vào nhiệm vụ trọng tâm trong từng năm học.   Do vậy đây cũng là điều kiện thuận lợi trong công tác tuyển sinh trực tuyến, quản lý cán bộ, giáo viên và học sinh qua các phẩn mềm, qua đó càng được thể hiện  rõ nét công tác quản lý chỉ đạo phát huy hiệu quả công tác ứng dụng CNTT trong quản lý và dạy học. Kết quả công tác đẩy mạnh chỉ đạo ứng dụng CNTT  trong năm học vừa qua tôi đã thực hiện như sau:
Nhà trường đã khai thác sử dụng hiệu quả các loại phần mềm như phần mềm: Quản lý chất lượng học sinh, phần mềm tính khẩu phần ăn, phần mềm thi đua, kiểm định chất lượng giáo dục, thực hiện công tác thu chi học phí tiền ăn không dùng tiền mặt 100%… hàng năm phục vụ cho công tác thi đua khen thưởng.
Duy trì, nâng cấp trang Website giúp cho công tác quản lý, tuyên truyền; tuyển giáo viên hợp đồng; lưu trữ tư liệu của nhà trường góp phần vào việc đổi mới công tác quản lý và nâng cao hiệu quả công tác cũng như chất lượng giáo dục một cách toàn diện.
Chỉ đạo đội ngũ nòng cốt CNTT phát huy vai trò trách nhiệm, khả năng, kinh nghiệm tích cực triển khai hình thức bồi dưỡng nhóm, hỗ trợ giúp đỡ lẫn nhau về kỹ thuật xử lý thiết bị máy móc, nâng cao kỹ năng CNTT, đẩy mạnh soạn thảo nhiều video, clip, giáo án điện tử hay..
Ứng dụng tốt các phần mềm ứng dụng: Google form, Google Meet, ZoomMicrosoft Team; Phần mềm xử lý video, cắt ghép video: Phần mềm Camtasia Studio (trực tiếp), Biteable (trực tuyến), Clipchamp (trực tuyến), PowToon (trực tuyến) và Trang web hỗ trợ cắt, ghép, xoay, chỉnh sửa video online
Ứng dụng tốt các công cụ tương tác trực tuyến phổ biến: Kahoot, Quizizz, Padlet, Canva, AI, trong công tác chuyên môn nghiệp vụ, soạn giáo án.
Thành lập tổ CNTT nghiên cứu những phần mềm mới, trò chơi ứng dụng, video clip hấp dẫn chia sẻ cho tất cả giáo viên trong trường mỗi tháng/lần. Tổ CNTT có nhiêm vụ hỗ trợ các giáo viên khác ứng dụng các phần mềm mới vào hoạt động giảng dạy, thiết kế trò chơi, xây dựng video…
Tổ chức cho giáo viên thi các hội thi về ứng dụng công nghệ thông tin như: xây dựng video clip các hoạt động giảng dạy chào mừng Ngày Nhà giáo Việt Nam, kết quả đã có 6/12 video clip đoạt giải.


Đồng thời tiếp tục tổ chức xây dựng hướng dẫn, giới thiệu các nguồn, kênh thông tin, tài liệu để hỗ trợ giáo viên, phụ huynh thực hiện tốt công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ em.
Bên cạnh đó nhà trường còn phối kết hợp với giáo viên dạy tin học của các trường tiểu học, trung học cơ sở nhờ hỗ trợ giáo viên một số kỹ thuật khó mà giáo viên còn gặp khó khăn như: thiết kế video hình ảnh một hoa sen được lồng giọng nói và có nhép miệng phù hợp; cách điều chỉnh tỷ lệ video clip khi quay bằng điện thoại cho hình ảnh đẹp và không bị thu hẹp khi trình chiếu trên máy tính….
* Kết quả: Việc sử dụng biện pháp chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học đã mang lại hiệu quả thiết thực đảm bảo khoa học, mọi thông tin đều nhanh chóng chuyển tải tới phụ huynh học sinh và tương tác với phụ huynh phối hợp dạy trẻ. Nhờ công tác truyền thông mà sự phối kết hợp giữa phụ huynh và nhà trường tốt hơn. Nhiều trò chơi được thiết kế với các hiệu ứng hình ảnh và âm thanh sinh động hấp dẫn trẻ, từ đó các hoạt động của giáo viên được đánh giá cao hơn. Bên cạnh đó nhờ công tác truyền thông mà nhà trường đã tuyển được 02 giáo viên hợp đồng, giải quyết được bài toán khó “thiếu giáo viên”, nhờ thế chất lượng giáo dục tốt hơn.
6. Biện pháp 6: Phối hợp PHHS, các lực lượng xã hội để tổ chức hoạt động ngoại khóa
Bên cạnh các hoạt động tổ chức trong trường mầm non thì hoạt động ngoại khóa cho trẻ làm quen tiếng Anh là hoạt động được sự quan tâm của phụ huynh hướng tới mục tiêu hình thành và phát triển năng lực giao tiếp bằng tiếng Anh theo nhu cầu và khả năng của trẻ; góp phần chuẩn bị tốt cho việc học tiếng Anh ở bậc tiểu học. Năm học 2023-2024, trường tiếp tục tổ chức triển khai hoạt động ngoại khóa cho trẻ làm quen với tiếng Anh. Nhận thức việc cho trẻ mầm non làm quen tiếng Anh sẽ giúp tiếp thu ngôn ngữ theo phương thức tự nhiên nhất. Đây là cách khơi gợi khả năng học tiếng Anh của trẻ từ rất sớm, trẻ cảm thấy thoải mái khi tham gia các khóa học tiếng Anh. Tôi đã giới thiệu với Ban đại diện cha mẹ học sinh, tuyên truyền với phụ huynh lợi ích của việc cho trẻ làm quen tiếng Anh. Phụ huynh đã lựa chọn công ty Mỹ Huyền liên kết với nhà trường để tổ chức cho trẻ làm quen tiếng Anh.
Ngoài ra trường còn tổ chức các hoạt động trãi nghiệm sáng tạo cho trẻ như kết hợp với phụ huynh cho trẻ đi siêu thị, tổ chức cho trẻ khối lá tham quan trường tiểu học Long An. Qua đó trẻ sẽ có các kỹ năng khi bị lạc bé sẽ liên hệ với ai để nhờ giúp đỡ, tự tin khi đến những nơi công cộng…
Kết quả: Trẻ rất thích làm quen với tiếng Anh, tiết học làm quen tiếng Anh của trẻ thật sự vui nhộn, các bé còn nhỏ nên phát âm tiếng Anh rất chuẩn xác, trẻ nghe hiểu và nói được một số từ, cụm từ quen thuộc và thực hiện được một số yêu cầu đơn giản của giáo viên. Trẻ mạnh dạn tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh với cô và bạn. Mỗi tuần trẻ được làm quen tiếng Anh 02 buổi vào buổi chiều vào giờ ôn kiến thức, số trẻ tham gia 110-120 trẻ chủ yếu trẻ 5-6 tuổi. Các bé khối lá được tham quan trường tiểu học rất thích thú, tâm thế sẳn sàng khi đi học tiểu học.
7. Biện pháp 7: Công tác xã hội hóa giáo dục
Năm học 2023-2024, tình hình kinh tế rất khó khăn do ảnh hưởng sau đại dịch nên công tác xã hội hóa càng khó khăn hơn. Để làm tốt công tác xã hội hóa giáo dục, nhà trường đã chủ động tham mưu với Phòng Giáo dục và Đào tạo, lãnh đạo địa phương xây dựng kế hoạch xã hội hóa giáo dục. Được sự chăm lo ủng hộ của chính quyền địa phương nên dù tình hình có khó khăn, đơn vị đã làm tốt công tác xã hội hóa với các nội dung chính sau:
Thành lập ban vận động có giáo viên lớp, triển khai cho giáo viên nắm chắc Thông tư 16/2018/TT-BGDĐT quy định về tài trợ cho giáo dục, đồng thời khen thưởng những cá nhân có thành tích tốt trong công tác xã hội hóa để động viên, gửi thư cảm ơn, tri ân đến mạnh thường quân.
Kết quả:
Vận động quà và tổ chức tết trung thu cho trẻ với 206 phần quà gồm 01 bánh trung thu, 01 lồng đèn, 02 hộp sữa.. tổng trị giá 12.550.000 đồng; tặng quà tết cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, kết hợp với đoàn thanh niên xã tặng 01 bàn học cho trẻ có hoàn cảnh khó khăn, vận động quà cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn (3 suất học bổng).
Để giúp trẻ làm quen với tiếng Anh, nhà trường đã vận động 206 bộ Sách làm quen tiếng Anh cho trẻ 3-4 tuổi, 4-5 tuổi, 5-6 tuổi để tặng cho trẻ.
Đặc biệt mạnh thường quân đã hỗ trợ quần áo trang phục, đồng hành cho nhà trường trong hội thi “Liên hoan tiếng hát tuổi mầm non cấp huyện” năm học 2023-2024
 
Hình ảnh bé tham gia hội thi Liên hoan tiếng hát tuổi mầm non cấp huyện
8. Biện pháp 8: Công tác truyền thông
Công tác truyền thông có thể hiểu một cách đơn giản đó là hình ảnh của giáo viên, khuôn viên nhà trường, các chương trình sự kiện tổ chức thường xuyên cho trẻ, chương trình giáo dục kỹ năng sống gắn với trải nghiệm thực tế…được giới thiệu quảng bá đến phụ huynh và toàn xã hội, để phụ huynh thấy được con, cháu mình được học gì, hoạt động như thế nào trong trường mầm non. Trong thời gian qua, trường MG Long An đã thực hiện công tác truyền thông giáo dục giới thiệu các nội dung về đổi mới “phương pháp giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”, vận dụng các chương trình tiên tiến trên thế giới giáo dục STEAM..đến các sự kiện chuyên đề, tổ chức hội giảng, hội thi cho trẻ “Liên hoan tiếng hát tuổi mầm non cấp huyện”…đến các bậc phụ huynh và toàn xã hội qua các nhóm zalo nhóm lớp, trang wedsite trường mglongancg.edu.vn.
Để thực sự thu hút phụ huynh cho con học tại trường và tham gia cùng chung tay với nhà trường trong công tác giáo dục trẻ, đẩy mạnh công tác truyền thông là việc làm hết sức cần thiết. Đầu năm học khi tôi triển khai việc đẩy mạnh công tác truyền thông, chỉ đạo giáo viên thường xuyên quay các clip dạy gửi cho hiệu trưởng/phó hiệu trưởng phê duyệt sau đó gửi phụ huynh hoặc đăng tải wedsite. Trong quá trình thực hiện được phụ huynh rất quan tâm, phụ huynh thấy được khả năng của con, em mình… Bên cạnh đó, giáo viên cũng thường xuyên đăng gửi sản phẩm của bé..qua nhóm zalo lớp. Nhà trường thường xuyên đăng tải các hoạt động được tổ chức trong trường, lớp, các chủ đề mới, hội thi bé vẽ tranh, các sự kiện được lễ hội… Bên cạnh đó truyền thông còn là kênh để gửi các nội dung cần tuyên truyền cần thiết đến phụ huynh như lịch tiêm chủng, tuyên tuyền phòng bệnh, thông báo của nhà trường…qua zalo nhóm lớp vừa nhanh và hiệu quả.
 
Hình ảnh các hoạt động được gửi đến phụ huynh, được đăng tải trên trang wedsite
Kết quả: Công tác truyền thông đã mang lại hiệu quả rất tốt, chia sẻ kịp thời thông tin, thông báo đến phụ huynh, là cầu nối gắn kết giữa phụ huynh, nhân dân địa phương và nhà trường, tạo thương hiệu cho nhà trường. Nhờ có công tác truyền thông, công tác phối hợp với phụ huynh học sinh hiệu quả, tuyên truyền, thông tin kịp thời nhanh chóng và giải quyết được vấn đề khó khăn về thiếu giáo viên, nhờ có thông tin đăng tuyển nhà trường đã hợp đồng được giáo viên đủ số lượng theo quy định đảm bảo 2 giáo viên/ lớp.
 
 
Hình ảnh tổ chức lễ hội được gửi đến phụ huynh và đăng tải trên wedsite
  1. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC
  1. Kết quả mức độ đạt cơ sở vật chất trước và sau khi áp dụng sáng kiến được thể hiện cụ thể qua các số liệu (Phụ lục 1)  
Qua quá trình áp dụng sáng kiến cơ sở vật chất, các điều kiện dạy và học được cải thiện, cảnh quan môi trường khang trang hơn, có nhiều khu vực vui chơi hấp dẫn cho trẻ….Đồ dùng đồ chơi được trang bị thêm đảm bảo đủ về số lượng, chất lượng, bồn vệ sinh, lapo rửa tay của trẻ được thay mới.
Cảnh quan môi trường sạch đẹp khang trang, môi trường xanh-an toàn-thân thiện, đồ dùng dạy học và đồ chơi tự làm của giáo viên phong phú đa dạng, nhiều khu vực vui chơi hấp dẫn trẻ.
  1. Kết quả mức độ đạt về khả năng chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ trước và sau khi áp dụng sáng kiến được thể hiện cụ thể qua các số liệu (Phụ lục 2)  
Kết quả tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm, qua áp dụng sáng kiến: 100% giáo viên đã biết phối hợp các phương pháp, hình thức tổ chức hợp lý; tăng cường tính chủ động, tích cực hoạt động của trẻ, đảm bảo trẻ “học bằng chơi, chơi mà học”; “Giáo dục lấy trẻ làm trung tâm”; ứng dục giáo dục STEAM vào chương trình GDMN hiệu quả; tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình;
Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo, phát triển chương trình giáo dục mầm non..so với thời điểm đầu năm học còn lúng túng, sau khi áp dụng sáng kiến giáo viên đã tự tin mạnh dạn tổ chức các hoạt động định hướng đổi mới, sáng tạo...Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin của giáo viên thành thạo hơn, giáo viên có thể cắt ghép tạo video, YouTube, tạo các hiệu ứng hình ảnh âm thanh để thu hút trẻ.
 
Hình ảnh Đài truyền hình Long An ghi hình ứng dụng STEAM trong giáo dục mầm non tại Trường MG Long An
Kết quả dự giờ và kết quả tự đánh giá chuẩn nghề nghiệp mức độ đạt tốt tăng vượt trội so với đầu năm và những năm học trước. Chất lượng đội ngũ nâng cao về trình độ năng lực, tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức tốt tăng cao hơn nhiều so với chu kỳ trước. Tuyển dụng được 02 giáo viên hợp đồng thông qua hình thức đăng tuyển, công tác truyền thông phối hợp với phụ huynh hiệu quả, kịp thời. Giáo viên nắm bắt được cách thức tiếp cận đổi mới trong giáo dục mầm non, không còn e ngại, thiếu tự tin khi tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình, ứng dụng giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non; được đài truyền hình Long An ghi hình về ứng dụng giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non.
  1. Kết quả mức độ đạt về chất lượng học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến được thể hiện cụ thể qua các số liệu (Phụ lục 3)  
Qua áp dụng sáng kiến các chỉ số về chất lượng học sinh tăng cao so với đầu năm học. Trẻ được tạo cơ hội để trẻ được tiếp cận, trải nghiệm, xử trí các tình huống có thể xảy ra trong sinh hoạt hằng ngày và cơ hội cho trẻ được bộc lộ hết khả năng của riêng mình; được trực tiếp trải nghiệm khám phá tìm tòi, biết quan sát và lắng nghe, biết đặt câu hỏi, biết suy nghĩ, liên tưởng phù hợp khả năng của trẻ làm trẻ thích thú, mạnh dạn, tự tin, tự mình khám phá, tự mình tham gia thực hành theo ý tưởng của trẻ phát triển hài hòa các lĩnh vực; phát triển các kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp, sáng tạo và tư duy phản biện.
 
 
Biểu đồ so sánh mức độ đạt của học sinh trước và sau khi áp dụng sáng kiến
V. ĐÁNH GIÁ VỀ TÍNH MỚI, TÍNH HIỆU QUẢ VÀ KHẢ THI, PHẠM VI ÁP DỤNG SÁNG KIẾN
  1. Tính mới: 
Bên cạnh những giải pháp đã áp dụng hiệu quả năm học 2022-2023, tôi đã áp dụng một số giải pháp mới sau:
- Giải pháp “Tiếp tục đổi mới công tác xây dựng kế hoạch” cụ thể tính mới đó là: Phát huy vai trò của hội đồng tư vấn để có các ý kiến đóng góp hiệu quả, trọng tâm, trọng điểm trong công tác xây dựng kế hoạch.
- Giải pháp: “Triển khai thực hiện giáo dục STEAM vào chương trình GDMN” tính mới được thể hiện qua việc phát triển Chương trình vận dụng giáo dục STEAM vào chương trình GDMN.
- Giải pháp “bồi dưỡng đội ngũ giáo viên đáp ứng yêu cầu đổi mới” tính mới được cụ thể qua việc bồi dưỡng giáo viên bám sát yêu cầu “chuẩn nghề nghiệp”
- Giải pháp “xây dựng môi trường”: xây dựng được các khu vui chơi mới, thu hút, hấp dẫn trẻ: thư viện, khu tô tượng…
- Giải pháp “tiếp tục chỉ đạo đội ngũ đẩy mạnh ứng dụng CNTT trong quản lý và nâng cao chất lượng dạy và học”: Tính mới được thể hiện ở việc khai thác và sử dụng các phần mềm mới minmap, viettel AI.. để thiết kế giáo án thiết kế bài phát thanh tuyên truyền.
  1. Tính hiệu quả, khả thi
Sáng kiến hiệu quả và khả thi, qua quá trình áp dụng sáng kiến cơ sở vật chất, các điều kiện dạy và học được cải thiện, cảnh quan môi trường khang trang hơn, có nhiều khu vực vui chơi hấp dẫn cho trẻ….
Qua việc áp dụng sáng kiến chất lượng đội ngũ nâng cao về trình độ năng lực, giáo viên nắm bắt được cách thức tiếp cận đổi mới trong giáo dục mầm non, tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình, kết quả các tiết dạy đạt mức tốt tăng đáng kể, tổ chức thành công hội giảng sinh hoạt chuyên môn, được đài truyền hình Long An ghi hình về ứng dụng giáo dục STEAM vào chương trình giáo dục mầm non; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn nghề nghiệp mức tốt tăng cao hơn nhiều so với chu kỳ trước. .
Các nội dung đánh giá chất lượng học sinh tăng hơn nhiều so với đầu năm, đặc biệt các kỹ năng, trên 95% trẻ tích cực tham gia hoạt động và đạt các kiến thức theo độ tuổi; trên 90% trẻ có kỹ năng sống (kỹ năng giải quyết vấn đề), kỹ năng tự phục vụ, kỹ năng giao tiếp hợp tác; trên 85% trẻ có kỹ năng sáng tạo, duy phản biện..đây là những kỹ năng cần thiết cho một công dân toàn cầu trong tương lai.
  1. Phạm vi áp dụng sáng kiến
Qua việc áp dụng sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục” được áp dụng tại trường MG Long An và các trường MG Tân Kim, MG Trường Bình huyện Cần Giuộc; trường MG Thạnh Hòa huyện bến Lức và trường MG Long Sơn huyện Cần Đước đạt kết quả cao, các giải pháp mang lại hiệu quả thiết thực. Vì thế sáng kiến này áp dụng được rộng rãi ở các trường mầm non trong toàn tỉnh.
VI. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Nâng cao chất lượng giáo dục mầm non là một trong các nhiệm vụ trọng tâm để phát triển ngành giáo dục mầm non, đòi hỏi đặt ra nhiều giải pháp về cơ sở vật chất, nguồn nhân lực..trong đó các giải pháp nâng cao trình độ, năng lực cho đội ngũ giáo viên mầm non đáp ứng nhu cầu đổi mới; xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, các khu vui chơi hấp dẫn thu hút trẻ; đổi mới phương pháp hình thức giảng dạy; phát triển chương trình.. là các giải pháp trọng tâm. Đề tài sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục” đã đưa ra được các giải pháp hiệu quả, khả thi được áp dụng hiệu quả tại các trường trong huyện, trong tỉnh. Vì vậy khả năng áp dụng của đề tài là hoàn toàn khả thi và phù hợp với xu hướng mới của giáo dục mầm non.
Trên đây là sáng kiến “Một số giải pháp nâng cao chất lượng giáo dục trong trường mầm non” đã được áp dụng hiệu quả tại các đơn vị trong huyện và trong tỉnh. Rất mong nhận được sự góp ý của quý thầy/cô để người nghiên cứu hoàn thiện sáng kiến tốt hơn.
 
      XÁC NHẬN CỦA
THỦ TRƯỞNG ĐƠN VỊ TRỰC TIẾP  Người báo cáo
 
     
 
 
       Bùi Thị Hồng Nhung
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 1
Bảng 1: Khảo sát mức độ đạt cơ sở vật chất trước và sau khi áp dụng sáng kiến 
TT Nội dung khảo sát về cơ sở vật chất Số lớp, khu vực, phòng
 
Đầu năm Cuối năm
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
TB
 (Tỷ      lệ%)
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
 TB
 (Tỷ    lệ%)
TRƯỜNG MG LONG AN HUYỆN CẦN GIUỘC
1 Đồ dùng, thiết bị dạy học 07 lớp 42,9% 57,1% 0 100% 0 0
2 Thiết bị nghe nhìn 12 42,9% 57,1% 0 100% 0 0
3 Đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo viên tự làm 01 60% 40% 0 100% 0 0
4 Các khu vực vui chơi trong trường   50% 50% 0 90% 10% 0
5 Cảnh quan môi trường “xanh-an toàn-thân thiện”   50% 50% 0 90% 10% 0
TRƯỜNG MG TÂN KIM HUYỆN CẦN GIUỘC
1 Đồ dùng, thiết bị dạy học 06 lớp 50% 50% 0 100% 0 0
2 Thiết bị nghe nhìn   50% 50% 0 100% 0 0
3 Đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo viên tự làm 01 60% 40% 0 100% 0 0
4 Các khu vực vui chơi trong trường   50% 50% 0 80% 20% 0
5 Cảnh quan môi trường “xanh-an toàn-thân thiện”   50% 50% 0 80% 20% 0
TRƯỜNG MG TRƯỜNG BÌNH HUYỆN CẦN GIUỘC
1 Đồ dùng, thiết bị dạy học 12 lớp 50% 50% 0 100% 0 0
2 Thiết bị nghe nhìn   50% 50% 0 100% 0 0
3 Đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo viên tự làm 01 60% 40% 0 100% 0 0
4 Các khu vực vui chơi trong trường   50% 50% 0 80% 20% 0
5 Cảnh quan môi trường “xanh-an toàn-thân thiện”   50% 50% 0 80% 20% 0
TRƯỜNG MG THẠNH HÒA HUYỆN BẾN LỨC
1 Đồ dùng, thiết bị dạy học 07 lớp 42,9% 57,1% 0 85,7% 14,3% 0
2 Thiết bị nghe nhìn   42,9% 57,1% 0 100% 0 0
3 Đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo viên tự làm 01 60% 40% 0 100% 0 0
4 Các khu vực vui chơi trong trường   50% 50% 0 80% 20% 0
5 Cảnh quan môi trường “xanh-an toàn-thân thiện”   50% 50% 0 90% 10% 0
TRƯỜNG MG LONG SƠN HUYỆN CẦN ĐƯỚC
1 Đồ dùng, thiết bị dạy học 06 lớp 50% 50% 0 100% 0 0
2 Thiết bị nghe nhìn   50% 50% 0 100% 0 0
3 Đồ dùng dạy học, đồ chơi giáo viên tự làm 01 60% 40% 0 100% 0 0
4 Các khu vực vui chơi trong trường   50% 50% 0 80% 20% 0
5 Cảnh quan môi trường “xanh-an toàn-thân thiện”   50% 50% 0 80% 20% 0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 2

Bảng 2. Khảo sát khả năng chuyên môn và ứng dụng công nghệ thông tin của đội ngũ sau khi áp dụng sáng kiến 

STT Nội dung khảo sát
 
Giáo viên
 
Đầu năm Tháng 3
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
TB
(Tỷ lệ%)
Tốt
(Tỷ lệ%)
Khá
(Tỷ lệ%)
TB
(Tỷ lệ%)
TRƯỜNG MG LONG AN HUYỆN CẦN GIUỘC
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 13 10
76,9%
3
23,1%
0 13
100%
0 0
2 Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình.. 13 6
46,1%
 
7
53,9%
0 12
92,3%
1
7,7%
0
3 Khả năng triển khai thực hiện giáo dục STEAM 13 6
46,1%
 
7
53,9%
0
 
12
92,3%
1
7,7%
0
4 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 13 10
76,9%
3
23,1%
0
 
12
92,3%
1
7,7%
0
5 Kết quả dự giờ 13 55% 45% 0 85% 15%  
Số
Hoạt động học 13 70% 30% 0 90% 10% 0
Số
Hoạt động vui chơi 13 40% 60% 0 80%
 
20% 0
6 Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp (dự kiến) 13 46,1% 53,9% 0 10  
76,9%
3
23,1%
0
TRƯỜNG MG TÂN KIM HUYỆN CẦN GIUỘC
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12 50% 50% 0 100% 0 0
2 Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình.. 12 50% 50% 0 83,3% 16,7% 0
3 Khả năng triển khai thực hiện giáo dục STEAM 12     33,3% 66,7% 0   100% 0 0
4 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 12 50% 50% 0 91,6% 8,4% 0
5 Kết quả dự giờ 12 35% 65% 0 75% 25% 0
  Hoạt động học 12 50% 50% 0 80% 20% 0
  Hoạt động vui chơi 12 20% 80% 0 70%
 
30% 0
6 Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp (dự kiến) 12    33,3% 66,7% 0 66,7%   33,3% 0
 
 
 
 
TRƯỜNG MG TRƯỜNG BÌNH HUYỆN CẦN GIUỘC
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm  
24
 
50%
 
50%
 
0
 
100%
 
0
 
0
2 Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình..  
24
 
50%
 
50%
 
0
 
83,3%
 
16,7%
0
3 Khả năng triển khai thực hiện giáo dục STEAM  
24
    
41,6%
 
58,4%
 
0
  
100%
 
0
 
0
4 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 24 75% 25% 0 100% 0% 0
5 Kết quả dự giờ 24 35% 65% 0 75% 25% 0
  Hoạt động học 24 50% 50% 0 80% 20% 0
  Hoạt động vui chơi 24 20% 80% 0 70%
 
30% 0
6 Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp (dự kiến)      24
    
 47,8%
 
 43,6%
 
8,6% 50%   41,7% 8,3%
 
TRƯỜNG MG THẠNH HÒA HUYỆN BẾN LỨC
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 15 53,3% 46,7% 0 80% 20% 0
2 Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình.. 15 46,7% 53,3% 0 80% 20% 0
3 Khả năng triển khai thực hiện giáo dục STEAM 15    46,7% 53,3% 0   80% 20% 0
4 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 15 53,3% 46,7% 0 86,6% 13,4% 0
5 Kết quả dự giờ              
  Hoạt động học 15 70% 30% 0 90% 10% 0
  Hoạt động vui chơi 15 20% 80% 0 70%
 
30% 0
6 Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp (dự kiến) 15    46,7% 53,3% 0  66,6% 33,4% 0
TRƯỜNG MG LONG SƠN HUYỆN CẦN ĐƯỚC
1. Tổ chức các hoạt động giáo dục lấy trẻ làm trung tâm 12 50% 50% 0 83,3% 16,7% 0
2 Tổ chức các hoạt động theo định hướng đổi mới, sáng tạo..phát triển chương trình.. 12 50% 50% 0 83,3% 16,7% 0
3 Khả năng triển khai thực hiện giáo dục STEAM 12    33,3% 66,7% 0   75% 25% 0
4 Khả năng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) 12 50% 50% 0 91,6% 8,4% 0
5 Kết quả dự giờ 12 35% 65% 0 75% 25% 0
  Hoạt động học 12 50% 50% 0 80% 20% 0
  Hoạt động vui chơi 12 20% 80% 0 70%
 
30% 0
6 Kết quả đánh giá chuẩn nghề nghiệp (dự kiến) 12    33,3%
 
66,7% 0  66,7% 33,3% 0
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 3
Bảng 3. Khảo sát chất lượng học sinh sau khi áp dụng SKKN
STT Nội dung khảo sát
 
Trẻ
 
Đầu năm Tháng 3
Đạt
(Tỷ lệ%)
Chưa đạt
(Tỷ lệ%)
Đạt
(Tỷ lệ%)
Chưa đạt
(Tỷ lệ%)
TRƯỜNG MG LONG AN HUYỆN CẦN GIUỘC
1 Trẻ hứng thú, thích   đi học, mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động  
206
150
72,8%
56
27,2%
200
97,1%
06
2,9%
2 Kiến thức đạt theo độ tuổi 206 150
72,8%
56
27,2%
205
99,5%
03
0,5%
2 Kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ… 206 145
70,4%
61
29,6
196
95,1%
10
4,9%
3 Kỹ năng giao tiếp 206 145
70,4%
61
29,6%
195
94,6%
11
5,4%
4 Kỹ năng hợp tác 206 130
63,1%
76
36,9%
194
94,1%
12
5,9        
5 Kỹ năng sáng tạo 206 120
58,2%
86
41,8%
185
89,8%
21
10,2%
6 Kỹ năng tư duy phản biện 206 106
51,4%
100
48,6%
180
87,4%
26
12,6%
TRƯỜNG MG TÂN KIM HUYỆN CẦN GIUỘC
1 Trẻ hứng thú, thích   đi học, mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động 176 119
67,7%
57
32,3%
170
96,6%
06
3,4%
2 Kiến thức đạt theo độ tuổi 176 119
67,7%
57
32,3%
171
97,2%
05
2,8%
3 Kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ… 176 115
65,3%
61
34,7%
171
97,2%
05
2,8%
4 Kỹ năng giao tiếp 176 114
64,7%
62
35,3%
165
93,8%
11
6,2%
5 Kỹ năng hợp tác 176 113
64,2%
63
35,8%
165
93,8%
11
6,2%
6 Kỹ năng sáng tạo 176 110
62,5%
66
37,5%
160
90,9%
16
9,1%
7 Kỹ năng tư duy phản biện 176 125
71%
51
29%
155
88%
21
12%
TRƯỜNG MG TRƯỜNG BÌNH HUYỆN CẦN GIUỘC
1 Trẻ hứng thú, thích   đi học, mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động 394 266
67,5%
128
32,5%
383
97,2%
11
2,8%
2 Kiến thức đạt theo độ tuổi 394 266
67,5%
128
32,5%
383
97,2%
11
2,8%
3 Kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ… 394 250
63,4%
144
36,3%
381
96,7%
13
3,3%
4 Kỹ năng giao tiếp 394 250
63,4%
144
36,3%
381
96,7%
13
3,3%
5 Kỹ năng hợp tác 394 245
62,2%
149
37,8%
375
95,2%
19
4,8%
6 Kỹ năng sáng tạo 394 245
62,2%
149
37,8%
375
95,2%
19
4,8%
7 Kỹ năng tư duy phản biện 394 197
50%
197
50%
350
88,8%
44
11,2%
TRƯỜNG MG THẠNH HÒA HUYỆN BẾN LỨC
1 Trẻ hứng thú, thích   đi học, mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động     179 119
66,4%
60
33,6%
170
94,9%
09
5,1%
2 Kiến thức đạt theo độ tuổi 179 119
66,4%
60
33,6%
170
94,9%
09
5,1%
3 Kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ… 179 115
64,2%
64
35,8%
170
94,9%
09
5,1%
4 Kỹ năng giao tiếp 179 114
63,7%
65
36,3%
165
92,2%
14
         7,8
5 Kỹ năng hợp tác 179 113
63,2%
66
36,8%
165
92,2%
14
         7,8
6 Kỹ năng sáng tạo 179 110
61,4%
69
38,6%
160
89,3%
19
10,7%
7 Kỹ năng tư duy phản biện 179 125
69,8%
54
30,2%
155
86,6%
24
13,4%
TRƯỜNG MG LONG SƠN HUYỆN CẦN ĐƯỚC
1 Trẻ hứng thú, thích   đi học, mạnh dạn, tích cực trong các hoạt động 160 120
75%
40
25%
151
94,3%
09
5,7%
2 Kiến thức đạt theo độ tuổi 160 120
75%
40
25%
151
94,3%
09
5,7%
3 Kỹ năng sống, kỹ năng tự phục vụ… 160 100
62,5%
60
37,5%
145
90,6%
15
9,4%
4 Kỹ năng giao tiếp 160 98
61,2%
62
38,8%
146
91,3%
14
         8,7
5 Kỹ năng hợp tác 160 100
62,5%
60
37,5%
145
90,6%
15
9,4%
6 Kỹ năng sáng tạo 160 95
59,3%
65
40,7%
142
88,7%
18
11,3%
7 Kỹ năng tư duy phản biện 160 90
69,8%
70
30,2%
120
75%
40
25%
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
 
Phụ lục 4
Hình ảnh các trường áp dụng các biện pháp của sáng kiến
 
 
Hình ảnh trường MG Tân Kim huyện Cần Giuộc - Áp dụng sáng kiến
 
 
 
Hình ảnh trường MG Trường Bình - Áp dụng các biện pháp của sáng kiến
 
 
Hình ảnh trường MG Long Sơn huyện Cần Đước - Áp dụng sáng kiến