Trường Mẫu giáo Long An

Sáng kiến kinh nghiệm

I.SƠ LƯỢC LÍ LỊCH    
- Họ và tên: Bùi Thị Hồng Nhung; Sinh ngày 01/6/1981
- Trình độ chuyên môn, nghiệp vụ: Đại học sư phạm mầm non
- Chức vụ, đơn vị công tác hiện nay: Hiệu trưởng trường MG Long An
II. NỘI DUNG SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
1.Quyền hạn, nhiệm vụ được giao: Hiệu trưởng-Quản lý chung  
2.Nội dung sáng kiến, giải pháp: “Cải tiến biện pháp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ mầm non.”
2.1.Giới thiệu sáng kiến, mục đích, cơ sở lý luận:
“Trẻ em như búp trên cành
Biết ăn, biết ngủ, biết học hành là ngoan.”
Trẻ em chính là niềm vui, niềm hạnh phúc của mỗi gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc. “Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”. Chăm sóc và giáo dục trẻ ngay từ khi còn nhỏ là vô cùng quan trọng trong sự nghiệp chăm lo, đào tạo và bồi dưỡng thế hệ trẻ trở thành người hữu ích cho xã hội.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện đã thực sự tạo ra môi trường học tập vui chơi an toàn, thú vị, hấp dẫn đối với học sinh và giúp các em càng thêm yêu quí trường lớp, yêu cô yêu bạn.
Trường Mẫu giáo Long An nằm trên Đê Trường Long thuộc Ấp 1 xã Long An huyện Cần Giuộc tỉnh Long An, trường được thành lập từ năm 1999, hiện nay trường gồm có 7 lớp.
Nhà trường có đội ngũ CBGVNV đủ về số lượng, 100% cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn về trình độ chuyên môn nghiệp vụ trong đó 64% giáo viên trên chuẩn. Đội ngũ giáo viên nhân viên có phẩm chất đạo đức tốt, có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc, sẵn sàng giúp đỡ nhau về mọi mặt, tận tụy với nghề nghiệp, yêu thương học sinh.
Năm học 2018-2019, nhà trường đã bắt đầu kế hoạch xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ và đã đạt được một số kết quả khả quan của giai đoạn I. Song để xây dựng môi trường giáo dục như mong muốn thì đòi hỏi phải có sự đầu tư tâm huyết lâu dài. Vì thế năm học 2019-2020, tôi tiếp tục mạnh dạng lựa chon đề tài “Cải tiến biện pháp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ mầm non” với mong muốn:
Xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn và thân thiện với trẻ là mục tiêu là ước vọng của bản thân tôi và của cả trường tập thể trường Mẫu giáo Long An.
- Môi trường xanh, sạch từ khuôn viên ngoài nhà trường đến các lớp học được sắp xếp, trang trí không gian hợp lý, thẩm mỹ, thân thiện và an toàn khi trẻ chơi
- Khuôn viên nhà trường được sắp xếp các khu vui chơi, vườn hoa, vườn rau được bố trí sắp xếp hợp lý, đẹp mắt.
- Xây dựng nhà trường đạt các tiêu chí trường an toàn theo thông tư 13/BGDDT
- Xây dựng được các khu vực như : vườn cổ tích, sân bóng đá mini..cho trẻ thích thú tích cực tham gia vào các hoạt động.
- Tạo vẽ mỹ quang khuôn viên nhà trường ngày càng thêm xanh, sạch, đẹp và an toàn thoáng mát góp phần tạo nên môi trường sư phạm, môi trường cho học sinh vui chơi thỏa thích đảm bảo điều kiện cho trẻ phát triển toàn diện
- Đội ngũ giáo viên tích cực xây dựng môi trường lớp học xanh, sạch, đẹp, có các góc chơi được bố trí đẹp mắt thu hút trẻ tham gia hoạt động.
- Giáo dục học sinh có ý thức bảo vệ môi trường,…tích cực tham gia chăm sóc bảo vệ cây trồng, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ.
*Thuận lợi:
- Được sự quan tâm chỉ đạo của Phòng Giáo dục và Đào tạo Cần Giuộc
- Chính quyền địa phương luôn quan tâm, giúp đỡ, hỗ trợ mọi hoạt động của nhà trường.
- Hội cha mẹ học sinh luôn gắn bó mật thiết cùng chung tay góp sức với nhà trường trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
*Khó khăn:
- Trường được đầu tư xây dựng khá lâu từ năm 2012 nên cơ sở vật chất đã củ mặc dù hằng năm đã được sửa chữa sơn lại nhưng do kinh phí có hạn mỗi năm chỉ sơn được một ít nên không tạo được bộ mặt tươi mới.
- Khuôn viên toàn trường có nhiều cây xanh bóng mát nhưng chưa tạo được không gian, những khu vui chơi đẹp thật sự thu hút trẻ.
- Kinh phí nhà trường được cấp hằng năm có hạn nên gặp khó khăn trong công tác sửa chữa, mua sắm cũng như xây dựng môi trường càng khó khăn hơn.
Trường học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện có ý nghĩa thiết thực trong việc giúp trẻ trải nghiệm, cung cấp vốn sống, kiến thức hiểu biết của trẻ đồng thời giáo dục học sinh ý thức thói quen giữ gìn và bảo vệ môi trường hình thành nhân cách tốt đẹp lối sống văn minh cho trẻ.
Là một cán bộ quản lý của một trường mầm non nhận thức được tầm quan trọng và trách nhiệm của việc tổ chức xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ hoạt động, đặc biệt là trường mầm non có diện tích nhỏ, kinh phí hạn hẹp.…Đồ dùng đồ chơi cũng như các khu vực vui chơi không phong phú chỉ có các cầu tuột, bập bênh, ngựa sắt..những đồ dùng được trang cấp, dần dần trẻ sẽ nhàm chán không còn hấp dẫn trẻ nữa. Vì thế tôi luôn trăn trở tìm mọi biện pháp để chỉ đạo đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên (CBGVNV) tổ chức xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động, để từng bước xây dựng môi trường của đơn vị mình thêm đổi mới, tiến triển từng bước, ngày một đẹp hơn.  Đây không chỉ là lý do mà còn là ước mơ khát vọng của tôi khi lựa chọn đề tài “Cải tiến biện pháp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện ”.
2.2 Nội dung sáng kiến
Cải tiến xây dựng trường học xanh sạch đẹp an toàn thân thiện là như thế nào? Yêu cầu đặt ra ra sao? Đó là dựa trên những kết quả đã đạt được ở những năm học trước và năm học 2018-2019. Nhà trường tiến hành nghiên cứu tìm tòi cải tiến các giải pháp củ đưa thêm giải pháp mới nhằm cải tiến môi trường trong và ngoài lớp học.
Xây dựng trường học an toàn, thân thiện lứa tuổi mầm non là nơi không chỉ tạo điều kiện, cơ hội cho các em vui chơi, học tập mà còn là một môi trường vui tươi, lành mạnh và hấp dẫn, nơi trẻ được đối xử công bằng được quan tâm chăm sóc giáo dục, được bảo vệ và được tích cực tham gia vào các hoạt động để phát triển một cách toàn diện
Trước hết ta cần hiểu rõ : Môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, và thân thiện là môi trường được xây dựng có yếu tố của môi trường tự nhiên có cỏ, hoa, lá đẹp và được bố trí phù hợp đảm bảo thẩm mỹ, rác thải được xử lý đúng cách, có nguồn nước sạch đảm bảo, có nhà vệ sinh sạch sẽ, trường có hàng rào có sân chơi an toàn, có phòng y tế, phòng học có mái che mát đảm bảo an toàn cho trẻ.
Trẻ mầm non là lứa tuổi rất hiếu động, tò mò muốn tự mình khám phá thế giới xung quanh, có khi tự khám phá tháo lấp các đồ chơi ra . Chính vì thế môi trường đồ dùng đồ chơi phải tuyệt đối an toàn với trẻ, đó là yêu cầu bắt buộc đối với bậc học mầm non.
 Bản thân tôi nhận thấy: Việc xây dựng trường đạt chuẩn Xanh-Sạch-Đẹp- An toàn- Thân thiện là cả một quá trình không phải là một sớm một chiều. Để có thể xây dựng thành công phải huy động sự tham gia của tất cả các lực lượng chứ không riêng gì nội lực nhà trường. Xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn nhưng còn phải phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đơn vị. Bởi thế, ngoài việc xem xét, học hỏi từ các mô hình ở các nơi khác, tôi tư vấn hội đồng trường, cùng bàn bạc thống nhất cách thức làm việc và tiến hành theo đúng trình tự như trong kế hoạch chiến lược đề ra. Phát huy những kết quả đã đạt được ở năm học 2018-2019, tôi tiếp tục cải tiến xây dựng một số biện pháp để nâng cao hiệu quả tạo bước chuyển biến mới trong công tác xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ mầm non gồm một số công trình trọng điểm như sau:
- Hoàn thành khu vườn cổ tích
-  Xây dựng sân bóng đá mini cho trẻ
- Xây dựng khu nhà chòi
- Vẽ trang trí các mảng tường đã củ
- Quy hoạch lại khu vui chơi vận động, khu vui chơi cát nước.
Biện pháp 1: Tổ chức quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện:
Nội dung xây dựng trường lớp “xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện” là nội dung của chuyên đề “xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm” và “Trường học an toàn”. Để giúp trẻ hứng thú, ham thích, tích cực tham gia hoạt động thì việc xây dựng môi trường là quan trọng hơn hết. Để làm được điều đó trước hết tôi xây dựng kế hoạch và quán triệt lại chủ trương theo từng năm học trước hội đồng sư phạm nhà trường, đồng thời thành lập ban chỉ đạo phân công nhiệm vụ của các thành viên, phân công phó hiệu trưởng cùng phối hợp với chủ tịch công đoàn và tổ khối trưởng chuyên môn có trách nhiệm chỉ đạo đôn đốc giáo viên thực hiện theo kế hoạch.
Kiện toàn lại Ban chỉ đạo xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn và phân công các thành viên phụ trách cụ thể các công việc:
– Đ/c Bùi Thị Hồng Nhung –              Hiệu trưởng –         Trưởng ban
– Đ/c Nguyễn Thị Mộng Tuyền–         P. Hiệu trưởng –    P. Trưởng ban
– Đ/c Lê Thị Mỹ Phương –                  CTCĐ –                  Ủy viên
– Đ/c Huỳnh Thị Vân Anh –                 Nhân viên y tế –    Ủy viên
– Đ/c Trần Thị Mỹ Hạnh –                    TTND –             Ủy viên
- Đ/c Phạm Thị Lan Hương -                 TKT -         Ủy viên
– 14 đồng chí giáo viên chủ nhiêm các lớp là các ủy viên:
– Đ/c Hiệu trưởng – Trưởng ban : Chỉ đạo chung.
– Đ/c Phó Hiệu trưởng: Rà soát các tiêu chí, lập kế hoạch mua sắm, và trang thiết bị cơ sở vật chất cảnh quan nhà trường. Cùng các giáo viên giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh.
– Chủ tịch công đoàn cơ sở : Phát động phong trào thi đua trong CB-GV-CNV trong nhà trường.
– Tổ khối trưởng : Phát động phong trào thi đua và tổ chức thực hiện trong tổ.
Biện pháp 2.Khảo sát thực trạng nhà trường
Để thực hiện thành công việc xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn-Thân thiện trong năm học 2019-2020 ngay từ đầu năm học tôi tiến hành khảo sát, đánh giá thực trạng của trường, kết quả đã đạt được trong kế hoạch từ năm học 2018-2019 và những nhiệm vụ còn lại của năm học 2019-2020. Việc khảo sát này giúp cho tôi thấy rõ tình hình, điều kiện của trường mình khi thực hiện nội dung “Cải tiến xây dựng môi trường xanh- sạch- đẹp- an toàn-thân thiện”. Kết quả khảo sát là căn cứ giúp nhà trường đề ra kế hoạch thực hiện trong năm học này để đạt kết quả tốt.
Nội dung tiến hành khảo sát tập trung vào những vấn đề gồm: đánh giá kết quả đạt được năm học 2018-2019, những gì đã làm được và những gì chưa làm được. Tìm hiểu những ưu điểm, hạn chế trong việc thực hiện nội dung trên trong những năm học trước thông qua kết quả đạt được của năm học 2018-2019.
Khảo sát về cơ sở vật chất, môi trường xung quanh trường học.
Cơ sở vật chất nhà trường tuy đã được xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia, khuôn viên có hàng rào, cổng trường kiên cố, có đầy đủ các phòng học, phòng chức năng nhưng vẫn còn nhiều bất cập. Do trường được xây dựng khá lâu cơ sở vật chất đã xuống cấp củ kỹ, tường rào sụp lún rĩ sét.
Phía sau trường lá ruộng thấp trũng với lá dừa nước dày đặc môi trường dễ sinh muỗi nguy cơ dịch bệnh cho trẻ rất cao.
Năm học 2018-2019, trường đã xây dựng được khu vui chơi vận động, vườn rau, vườn hoa cho bé..tuy nhiên kết quả đó vẫn còn khiêm tốn chỉ đạt được một phần kế hoạch vì thế nhiệm vụ của năm học 2019-2020 còn khá nặng nề đòi hỏi sự quyết tâm của cả tập thể.
Khảo sát về các hoạt động cụ thể của giáo viên, học sinh trong việc thực hiện nội dung “ Xây dựng trường lớp xanh- sạch- đẹp- an toàn - thân thiện”.
Từ thực tế giảng dạy và làm công tác quản lý tại trường mẫu giáo Long An, qua việc nắm bắt tình hình thực tế của các năm học và đặc biệt trong năm học vừa qua, tôi nhận thấy hầu hết giáo viên mới chỉ chú ý tới việc nuôi dưỡng, chăm sóc và tổ chức các hoạt động, thường thì các cô tự chăm sóc cho các con là chính, chưa chú ý nhiều đến việc giáo dục kỹ năng sống cho trẻ, dạy trẻ bảo vệ môi trường góp phần xây dựng môi trường xanh – sạch – đẹp – an toàn hoặc có thì nội dung giáo dục chưa đi sâu vào kỹ năng. Đơn thuần giáo viên mới chỉ dừng lại ở việc dạy trẻ bỏ rác đúng nơi quy định, tưới nước cho cây, môi trường các cô trang trí rất nhiều nhưng mức độ thẩm mỹ chưa cao.           
Trên cơ sở khảo sát nắm bắt tình hình thực tế của nhà trường trong việc thực hiện nội dung xây dựng trường lớp “ Xanh- sạch- đẹp- an toàn – thân thiện” của năm học trước, tôi đưa ra một số biện pháp, giải pháp trọng tâm nhằm cải tiến, thúc đẩy, phát huy hết các ưu điểm mà nhà trường đã đạt được và khắc phục các tồn tại, hạn chế trong việc thực hiện nội dung này.
Biện pháp 3: Nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên:
Tiếp tục nâng cao nhận thức cho cán bộ giáo viên, phụ huynh và học sinh về công tác giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng cảnh quan môi trường xanh-sạch –đẹp là một vấn đề quan trọng trong công tác quản lý. Chỉ đạo giáo dục bảo vệ môi trường, xây dựng môi trường xanh –sạch- đẹp, an toàn và thân thiện cho trẻ là một trong những mục tiêu giáo dục toàn diện, giáo dục ý thức kỹ năng sống cho học sinh. Bởi cán bộ quản lý là lực lượng nòng cốt quyết định sự thành công của công tác giáo dục mà trước hết là đối với hiệu trưởng là đầu tàu của mọi hoạt động giáo dục trong nhà trường, phải nhận thức được sự chỉ đạo và tổ chức các hoạt động, các phong trào là nhiệm vụ quan trọng của hiệu trưởng. Qua đó hiệu trưởng không được xem nhẹ công tác này mà phải đầu tư để công tác xây dựng môi trường có chất lượng và đạt hiệu quả, thường xuyên quán triệt nội dung  trong toàn trường qua các buổi họp hội đồng, chuyên môn… Làm cho tập thể hiểu được tầm quan trọng của việc tạo ra được một môi trường sạch, đẹp, an toàn vừa kích thích trẻ hứng thú tham gia tích cực hoạt động, trẻ yêu thích đến trường hơn, mà hơn hết đối với cô, cô cũng cảm thấy hứng khởi vui tươi hơn khi làm việc trong môi trường sạch đẹp, xanh tươi…như câu tục ngữ “ Nhà sạch thì mát, bát sạch ngon cơm”. Kết hợp với việc xây dựng chuyên đề “xây dựng trường mầm non lấy trẻ làm trung tâm”  nhà trường tiếp tục phát huy thi đua chấm điểm môi trường hằng tháng cho tất cả các lớp
Phu lục tiêu chí thi đua môi trường hằng tháng
1.Trang trí lớp: (Phù hơp với chủ đề; Nổi bật chủ đề) ………..điểm/ 2 điểm.
     2.  Đủ đồ dùng phục vụ cho các góc chơi: ( Có đồ dùng; Đồ dùng phong phú) ………..điểm/ 2 điểm.
3.    Góc tuyên truyền: ( Nội dung phù hợp; Phong phú nội dung): ………..điểm/ 2 điểm.
4.    Môi trường trong và ngoài lớp sạch đẹp: ………..điểm/ 2 điểm.
5.    Góc thiên nhiên : ( Có thực hiện; Phong phú đa dạng): ………..điểm/ 2 điểm.
Những hình ảnh chụp hằng tháng gửi vào nhóm trường để tất cả các lớp cùng xem, đồng thời công khai số điểm của từng lớp tại cuộc họp chuyên môn để đúc rút kinh nghiệm. Tuy nhiên yêu cầu của năm học này cao hơn đòi hỏi sự sáng tạo và đẹp mắt hơn năm học trước.









Hình ảnh các lớp thi môi trường hằng tháng
 
Bên cạnh đó, giáo viên đẫy mạnh hơn nữa trong công tác với phụ huynh học sinh, liên hệ mật thiết với phụ huynh học sinh, thường xuyên tuyên truyền với phụ huynh về công tác xây dựng môi trường, làm thế nào để có một môi trường xanh, sạch, đẹp và an toàn cho trẻ, sự hỗ trợ của phụ huynh học sinh trong việc cho các cây cảnh đẹp, những chậu hoa..Sự phối hợp của tập thể đội ngũ giáo viên nhân viên và sự hổ trợ của phụ huynh học sinh  là nhân tố quyết định sự thành công trong công tác xây dựng môi trường.
Biện pháp 4: Thiết kế các khu vực trong nhà trường
Đây là biện pháp cốt lõi là khối công việc cần làm, cần nhiều sự nổ lực và cả nguồn lực. Xác định đây là nhiệm vụ trọng tâm và công tác xây dựng môi trường bao gồm nhiều công trình thực hiện trong nhiều năm cần nhiều nguồn lực tài chính,  nên bản tôi đã chia ra làm nhiều giai đoạn:
Năm học  2018-2019 : Nhà trường đã sửa chữa cơ sở vật chất, xây dựng mái che, xây khu vui chơi vận động (vừa làm sân bóng cho trẻ), xây vườn hoa, sửa chữa lại vườn rau, trồng thêm cây xanh, hoa ..tạo mảng xanh mát hoa cỏ xinh tươi… và xây dựng khu vườn cổ tích vào đầu mùa hè năm học 2018-2019.
Nhà trường đã vận động được ông Nguyễn Thành Hiếu hỗ trợ xây dựng cho trường một mái che trước sãnh lá 2 - lá 3 và 5 ngày công chặt hết lá dừa phía sau trường, thông thoáng môi trường để tránh muỗi đốt cho trẻ.  Hội phụ huynh trường tặng 14 máy quạt để lắp đặt ở nhà vệ sinh, sãnh ăn cho trẻ.
* Cải tạo nâng cấp khu vui chơi vận động thành sân bóng đá mini:
Từ khu vui chơi cho trẻ tôi đã mạnh dạng nâng cấp xây dựng thành công sân bóng đá mini. Có thể nói không có trò chơi nào vui hơn được đá bóng, cả người lớn cũng còn thích huống chi đối với trẻ. Để có một sân bóng đá đúng ý nghĩa tôi tiến hành cho trồng cỏ loại cỏ nhung mềm,dày khích để trẻ đá không đau chân trên nền đất cát với diện tích 60 m2., xung quanh được bao lưới và thết kế khung thành bằng ống nhựa chắc chắn với thiết kế kích thước cân đối phù hợp với diện tích sân. Xung quanh sân chơi được xây gạch tạo thành những bồn trồng nhiều loại cây xanh vừa tạo mảng xanh trang trí đẹp mắt vừa tạo khuôn viên riêng cho khu vực sân bóng.






















Hình ảnh sân chơi cho bé năm học 2018-2019
       Hình ảnh sân chơi cho bé được cải tạo thành sân bóng đá mini
 
* Cải tạo nâng cấp vườn hoc cho trẻ thành khu vườn cổ tích:
Trẻ em rất thích cái đẹp, từ niềm đam mê muốn cho khung cảnh trường được đẹp hơn thu hút trẻ hơn và cũng là một trong những nội dung của  kế hoạch xây dựng trường xanh, sạch, đẹp, an toàn.
Vườn hoa cho trẻ được xây dựng khá đơn giản nhưng rất đẹp rất bắt mắt và thu hút trẻ. Với những luống gạch xây, những vỏ xe đã bỏ, cây chịu nhiệt và một số hạt được nhân viên ươm mầm đã tạo nên một vườn hoa đẹp, tươi mát tạo không gian thêm sức sống.
Năm học 2018-2019, nhà trường đã tiến hành nâng cấp vườn hoa của bé thành khu vườn cổ tích với muôn màu sắc hoa cùng với thiết kế độc đáo hấp dẫn với diện tích 100 m2.. Đẩy mạnh cải tạo xây dựng yếu tố ngoại cảnh nâng cấp xây dựng khu vực vườn hoa của bé thành khu vườn cổ tích trong kế hoạch ở giai đoạn II. Sau khi hội đồng cùng bàn bạc thảo luận và đề xuất các ý kiến cũng như đi đến thống nhất nâng cấp xây dựng khu vườn hoa thành khu vườn cổ tích hoàn thiện bởi đây là vị trí phù hợp lại đẹp mắt, có thể thiết kế các lối đi ngoằn ngoèo, quanh co.. tận dụng những cây hoa sẳn có từ vườn hoa để không tốn thêm kinh phí và trồng thêm những thảm hoa mười giờ xen cỏ lá vàng..trông rất đẹp mắt. Nhà trường đã tạo ra một khu vườn cổ tích đẹp lung linh như truyện cổ tích thật. Bước vào từ cổng phụ bên cạnh khu vui chơi là khu vườn cổ tích với thiết kế đẹp mắt hấp dẫn trẻ cả phụ huynh, men theo các lối đi là vườn hoa mười giờ rực rở và những luống cỏ vàng, cỏ lá tím tạo nên màu sắc hài hòa..Không những hấp dẫn với trẻ mà còn hấp dẫn cả với phụ huynh học sinh, buổi chiều đón trẻ phụ huynh không chở về ngay mà còn cho con chơi đến khi các cô về hết mới chịu về.












                           Hình ảnh vườn hoa năm học 2018-2019

 
           Hình ảnh khu vườn cổ tích năm học 2019-2020
Đặc biệt lối ra càng đặc sắc hấp dẫn trẻ hơn với một nhà chòi kiên cố có ghế ngồi phía dưới là một hồ cá được thiết kế cạn an toàn và có hàng rào, bên cạnh một đồi cỏ cùng với những lẳng hoa pha màu được tái chế từ vỏ chai  nhựa qua bàn tay của chú bảo vệ …trẻ các lớp rất thích thú và cứ xin cô ngày nào cũng ra vườn cổ tích chơi. Thậm chí vào đợt nghỉ dịch bệnh do covid-19 học sinh được học ở nhà nhưng khóc nói nhớ trường, nhớ cô, nhớ khu vườn cổ tích..đó là một thành công lớn của nhà trường.
Bên cạnh đó nhà trường còn xây dựng khu vực khá hấp dẫn đối với trẻ đó là khu nhà chòi, có thể nói trẻ em ngày nay thiệt thòi hơn trẻ em ngày xưa đó là đa số trẻ không biết cái gì gọi là nhà chòi, chưa từng được thấy được chơi nhà chòi bao giờ..Và đó cũng là lý do ý tưởng xây nhà chòi được hình thành…Đây là công trình được xã hội hóa hoàn toàn từ 2 lớp lá 1 và lá 2, là công sức của phụ huynh học sinh, của tập thể và cả người dân láng giềng gần trường. Là cả một tấm chân tình bà con cho những cây tre già để làm chòi, cho sắt, cát đá để xây dựng…. Công sức của cả tập thể các cô kéo tre, phụ hồ…ròng rả 2 tuần liền và đạt được thành quả hết sức phấn khởi: hai cái chòi một trệt và một sàn kiên cố đẹp mắt.
 
                Các con rất thích thú khi được chơi nhà chòi


                        Mở rộng thêm vườn rau cho trẻ
 

Trẻ rất thích thú khi được chăm sóc vườn rau của lớp mình, chăm sóc quan sát quá trình lớn lên của cây rau
Biện pháp5: Quy hoạch lại khu vui chơi vận động
Qua một năm thực hiện đề tài xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp..bản thân tôi cũng như tập thể đã thấy rõ chổ nào đẹp và chổ nào chưa đẹp và nhiệm vụ của mình cần phải làm gì?
Trước hết đó là việc quy hoạch lại các đồ dùng đồ chơi được đặt để dàn trãi phía trước sân chưa thành 1 khu riêng và cũng không có đủ chổ cho một số lượng lớn đồ chơi tập trung. Tôi suy nghĩ và bàn bạc họp với ban lãnh đạo nhà trường mạnh dạng cải tạo khu vực trước nhà kho để làm khu vui chơi tập trung (vị trí này trước đây dự kiến quy hoạch khu vườn cổ tích nhưng không phù hợp). Trước sự đồng thuận thống nhất của ban lãnh đạo nhà trường tôi tiến hành vận động phụ huynh học sinh đóng góp công sức cải tạo khu đất trước nhà kho và di chuyển đồ dùng đồ chơi lại thành 1 khu vừa gọn vừa đẹp đó là thành công khởi đầu và dự kiến sẽ trở thành khu vui chơi hiện đại có thảm bóng trong tương lai ( giống như các khu vui chơi ở Thành phố Hồ Chí Minh).
 
Xây dựng khu vui chơi trải nghiệm: Đây là khu vui chơi  với cát, sỏi và nước giúp trẻ khám phá, tìm tòi học hỏi phát triển năng lực tư duy cho trẻ..
Biện pháp6: Cải tạo cảnh quan môi trường
Để cải tạo môi trường cảnh quanh thì công việc quan tâm thiết yếu đó là các mảng tường lâu ngày đã củ, nếu sơn mới toàn bộ thì kinh phí không cho phép. Vì thế nhà trường đã thống nhất giải pháp vẽ trang trí lại các mảng tường . Nhà trường đã vận động được một số nước sơn do gia đình ông Tạ Minh Khoa cơ sở bán vật liệu xây dựng tặng để cho các cô vẽ trang trí.
Với lòng yêu nghề mến trẻ, kỹ năng nghề nghiệp, với bàn tay của các cô giáo mầm non đã tạo nên những bức tranh đẹp mắt hấp dẫn trẻ thanh thế những mảng tường đã quá củ.
 
Đây là những khối gạch bình thường nhưng khi được trang trí thì đẹp lên trông thấy
 

Để có cảnh quang môi trường đẹp, đặc biệt là đối với trường mầm non đòi hỏi khâu trang trí là hết sức quan trọng, việc trang trí từ cổng trường bước vào một dãy mái che được lắp đặt các khung trái tim và được trang trí hoa, cỏ, trang trí hiên chơi từ các nón lá hư sau khi đã sử dụng cho học sinh tập múa được các cô giáo cắt tiện và treo một cách nghệ thuật độc đáo.
 
Biện pháp 7: Rà soát lại nguy cơ mất an toàn trong trường lớp
Môi trường Môi trường dù có đẹp đến mấy thì một yếu tố hết sức quan trọng góp phần quyết định đó là có an toàn hay không? Tôi thực hiện rà soát thông tư 13/2010/TT-BGD ĐT xây dựng môi trường an toàn không tai nạn thương tích cho trẻ bởi tôi nhận thức được rằng an toàn đối với trẻ là trên hết. Hằng năm trong thời gian hè  tôi đã liệt kê các nguy cơ mất an toàn cho trẻ từ môi trường trong các lớp và ngoài trời để có kế hoạch bổ sung sửa chữa, thường xuyên nhắc nhở giáo viên bỏ đi các đồ chơi hư hỏng bể.., những đồ chơi ngoài trời bị oxy hóa, bị rỉ sét, bị gãy hoặc nứt tôi tiến hành cho sơn sữa lại, cái nào không xử dụng được thì tiến hành thanh lý. Đồng thời xây dựng kế hoạch xin sửa chữa vòng rào bị hư hỏng chân và đã được Phòng giáo dục phê duyệt.
Biện pháp 8: Phối hợp với phụ huynh học sinh:Đẩy mạnh công tác tuyên truyền với nhiều nội dung
Tổ chức họp CMHS, Ban đại diện CMHS, họp phụ huynh học sinh toàn trường để phổ biến và thông qua kế hoạch. Qua các cuộc họp xin ý kiến đóng góp xây dựng của cha mẹ học sinh. Từ đó tạo được sự đồng thuận cao trong toàn thể phụ huynh học sinh nhà trường. Tuyên truyền tới phụ huynh (thông qua GVCN)  về mục đích, ý nghĩa,và vai trò của trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn và thân thiện” cho trẻ. Những nội dung đã đạt được và kế hoạch sắp tới cho phụ huynh nắm để có những gắn kết vận động hỗ trợ nhà trường. Bởi phụ huynh thấy được con em được thu hưởng một môi trường học tập vui tươi, an toàn, thân thiện.
Trong các nội dung thực hiện chúng tôi tập trung vào ba nội dung nổi cộm để ráo riết chỉ đạo thực hiện đó là:
Thứ nhất: Đảm bảo nhà vệ sinh sạch sẽ; nguồn nước sinh hoạt, nước uống hợp vệ sinh, công tác nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ đạt hiệu quả
Thứ hai: Giữ gìn sân trường sạch đẹp, không có rác thải vứt bừa bãi.
Thứ ba: Lên quy hoạch trồng cây xanh , vườn hoa và bổ sung cơ sở vật chất…
Để huy động được nguồn lực từ phụ huynh học sinh phải làm sao cho phụ huynh hiểu được nhà trường là nơi con em của mình học tập vui chơi, sinh hoạt suốt một ngày vì thế phải tạo điều kiện môi trường tốt nhất có thể. Đồng thời tuyên truyền với phụ huynh học sinh phối kết hợp chặt chẽ với nhà trường trong việc giáo dục trẻ bảo vệ môi trường bởi đây là những mầm xanh là thế hệ tương lai của đất nước, các con có trở thành những công dân văn minh hay không là yếu tố quyết định của gia đình, nhà trường và xã hội trong lúc này.
Vận động phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu trang trí trong và ngoài lớp: như các vỏ chai bánh xe để các cô trang trí các góc chơi.
Tóm lại: việc quán triệt chủ trương và phối hợp thực hiện là bước đi đầu tiên rất quan trọng để thực hiện thành công kế hoạch đề ra. Vì qua việc làm này mọi thành viên có liên quan nhận thức rõ điều mình sắp thực hiện, thấy vai trò trách nhiệm của bản thân trong việc thực hiện nhiệm vụ được giao. Từ nhận thức đúng sẽ đi đến hành động đúng.
Biện pháp 9: Giúp giáo viên xây dựng môi trường lớp học:
Khi bước vào cổng trường mầm non, như bước vào một thế giới khác thế giới cổ tích tranh vẽ, con vật, hoa, lá…được trang trí đẹp mắt…Còn bên trong lớp học các hình ảnh trang trí phong phú gắn liền giáo dục theo chủ đề.
 Hằng năm, nhà trường chỉ đạo giáo viên xây dựng kế hoạch trang trí, đây là vấn đề được đưa vô thang điểm thi đua hằng tháng cùng với điểm giáo án kết hợp kiểm tra đánh giá hằng tháng và phối hợp với kế hoạch kiểm tra nội bộ của nhà trường đã được xây dựng ở đầu năm học. Đây là việc làm đem lại hiệu quả trong nhiều năm học nên nhà trường tiếp tục phát huy trong các năm học tiếp theo. Đầu năm học các lớp được nhà trường hổ trợ kinh phí để mua nguyên vật liệu trang trí lớp ( mỗi lớp 500.000đồng) để trang trí các mảng tường theo chủ đề. Trong quá trình trang trí giáo viên phải dự tính các góc chơi để bố trí phù hợp, cũng như các tranh ảnh phải có đính kèm từ để trẻ làm quen chữ cái.Hướng dẫn giáo viên xây dựng các góc hoạt động trong lớp:
Xây dựng các góc hoạt động trong lớp nhằm tạo điều kiện cho trẻ hoạt động cá nhân hoặc theo nhóm theo hứng thú của trẻ.                                  
Biện pháp 10: Thực hiện công tác vệ sinh trường học
Phong trào xây dựng trường học an toàn, trường xanh, sạch, đẹp hay xây dựng môi trường lấy trẻ làm trung tâm có ý nghĩa cực kỳ quan trọng trong sự nghiệp giáo dục và đào tạo.
Vấn đề thực hiện công tác vệ sinh môi trường là giải pháp quan trọng gắn liền với nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ sức khỏe phòng ngừa dịch bệnh, nâng cao sức khỏe trí tuệ cho trẻ.
Hằng năm để thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường bản thân tôi đã mạnh dạn mua sắm trang bị đầy đủ những dụng cụ vệ sinh và các chất tẩy rửa để tổ chức tốt công tác vệ sinh hằng ngày, đồng thời phân công cán bộ y tế theo dõi kiểm tra thường xuyên.
Đặc biệt đối với nhà vệ sinh cho trẻ, tôi đặc biệt quan tâm khâu vệ sinh của các cô giáo cho trẻ bởi trẻ còn nhỏ cần được chăm sóc kỹ lưỡng an toàn. Thực hiện chỉ đạo của Phòng giáo dục tôi đã xây dựng kế hoạch gắn quạt ở tất cả các nhà vệ sinh của trẻ đảm bảo thông thoáng.
Đồng thời chỉ đạo các lớp thường xuyên vệ sinh môi trường, đồ dùng đồ chơi sạch sẽ, đồ chơi phải đảm bảo an toàn cho trẻ.
Thường xuyên kiểm tra bếp ăn đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, chọn nơi cung ứng thực phẩm, nước uống có uy tín và có đủ tiêu chuẩn theo qui định, dụng cụ trẻ ăn phải được rửa sạch, phơi khô và bảo quản trùm khăn mùng kỹ lưỡng đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ.
Phân công nhân viên phục vụ quét sân và lau sãnh, lau cửa kính, bàn ăn thường xuyên hằng ngày để giữ cho môi trường luôn sạch đẹp.
Bên cạnh đó để đảm bảo cho sức khỏe trẻ thì việc quan trọng là ngay từ đầu năm học nhà trường xây dựng kế hoạch chăm sóc sức khỏe ban đầu cho trẻ trong đó chú trọng khám sức khỏe cho trẻ 2 lần/năm, theo dõi sức khỏe bằng biểu đồ tăng trưởng. Xử lý rác thải hiệu quả: Nhà trường có khu vực xử lí rác thải riêng xa khu vực học tập và làm việc, có xây dựng lò đốt rác. Trên sân trường, trong khuôn viên trang bị hệ thống thùng rác có nắp đậy, được đặt tại các vị trí hợp lý thuận tiện đảm bảo mỹ quang, rác được phân loại theo hai nhóm (nhựa ni lông, giấy vụn) và lá cây được đốt khác nhau.
Xử lý hệ thống cống rãnh, nước thải: Hệ thống thoát nước của nhà trường được xây dựng khoa học ứng với từng khu vực; được thiết kế hệ thống thoát nước đổ bê tông có nắp đậy an toàn đảm bảo thoát nước tốt, không có hố nước đọng gây ô nhiễm môi trường và muỗi sinh sản, định kỳ nạo vét (1 tháng/ lần) đảm bảo lưu thông nước, không có mùi hôi.
Nguồn nước sạch: Nhà trường lắp đặt hệ thống nước sạch ở các vị trí thuận tiện để học sinh rửa tay sau khi đi vệ sinh, đảm bảo đủ nước sinh hoạt.
Vệ sinh môi trường: Có đầy đủ 2 nhà vệ sinh tự hoại riêng cho cán bộ, giáo viên, nhân viên; có đủ hai khu vệ sinh tự hoại riêng cho học sinh với diện tích sử dụng theo quy định. Công trình vệ sinh thoáng mát, đủ ánh sáng, xung quanh khu vực vệ sinh trồng cây xanh với mục tiêu tạo cảm giác thoải mái, chống ô nhiễm khử mùi hôi, nâng cao ý thức sử dụng bảo quản, đi vệ sinh đúng nơi quy định cho học sinh. Các khu nhà vệ sinh thường xuyên được tẩy rửa thường xuyên. Khuôn viên trường, lớp học các phòng chức năng, phòng làm việc vệ sinh sạch sẽ hàng ngày.
Công tác y tế học đường: phối hợp với trạm y tế xã tổ chức tiêm chủng, khám nha mắt cho học sinh, kiểm tra  theo dõi sức khỏe cho học sinh. Nhà trường có phòng y tế riêng, có tủ thuốc với một số loại thuốc thông dụng, bông, băng, gạc… đủ điều kiện đảm bảo sơ cứu ban đầu cho học sinh
Biện pháp 11: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống cho trẻ
Trong những năm gần đây nội dung tích hợp giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục kỹ năng sống trong các hoạt động giáo dục là nội dung thiết thực. Bởi trẻ em như tờ giấy trắng, người giáo viên mầm non phải hết sức linh hoạt tích hợp phù hợp nhẹ nhàng vào các hoạt động để giáo dục trẻ kỹ năng sống, ý thức bảo vệ môi trường cho trẻ.
Để chỉ đạo thực hiện có hiệu quả nội dung trên thì nhà trường tổ chức tập huấn các chuyên đề bồi dưỡng kiến thức và kỹ năng cho giáo viên về giáo dục môi trường nhằm nâng cao khả năng tích hợp, lồng ghép giáo dục môi trường trong các giờ hoạt động.
Tóm lại: Qua các hoạt động giáo dục môi trường thì giáo viên cung cấp cho học sinh những kiến thức cơ bản về môi trường, đó là những hiểu biết về môi trường tự nhiên, sự ô nhiễm môi trường, phương pháp bảo vệ môi trường. Đặc biệt qua các hoạt động này giúp cho học sinh có ý thức giữ gìn, bảo vệ môi trường sống và các kỹ năng bảo vệ môi trường.
Kết quả đạt được:
Sau khi thực hiện sáng kiến “ Cải tạo biện pháp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện” Trường MG Long An đã đạt được một số kết quả vượt trội trong công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ.
Trước khi áp dụng sáng kiến:
- Cảnh quang môi trường trống trải chưa có nhiều cây xanh, vườn hoa, đa số là đồ dùng đồ chơi được trang cấp.
- Bố cục sân trường dàn trải chưa phân khu, chưa được thiết kế theo một trình tự nào cả.
- Các khu đất trống chủ yếu trồng cỏ đậu phồng, chưa có nhiều khu vui chơi trải nghiệm cho trẻ
- Chưa tạo được môi trường cho trẻ hoạt động chưa tạo hứng thú cho trẻ trong giờ hoạt động ngoài trời.
- Giáo dục trẻ yêu cái đẹp, bảo vệ trường lớp, bảo vệ môi trường chủ yếu là lý thuyết chưa tác động vào tình cảm của trẻ từ môi trường thực tế…
Sau khi áp dụng đề tài:
Đối với việc cải tạo cảnh quan môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn- Thân thiện
Sau năm học, bên cạnh việc tập trung xây dựng, tu sửa cơ sở vật chất để phục vụ cho công tác nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục trẻ và từng bước nâng cao chất lượng giảng dạy, nhà trường lập kế hoạch trồng cây xanh bóng mát, cây cảnh xây dựng cảnh quan nhà trường, tạo môi trường giáo dục Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện. Bằng sự nỗ lực của nhà trường, đến nay trường mẫu giáo Long An đã đạt được những kết quả cụ thể như sau:
Huy động nguồn lực từ cán bộ, giáo viên, nhân viên, phụ huynh, cũng như trích quỹ của nhà trường xây dựng bổ sung thêm được các công trình như sau:
- 1 khu vườn cổ tích với kinh phí 52 triệu đồng trong đó xã hội hóa 10 triệu đồng từ các mạnh thường quân;
- Vẽ trang trí các mãng tường với 50 ngày công của CBGVNV (mỗi CBGVNV/2 ngày) và 3,5 triệu đồng tiền nước sơn do ông Tạ Minh khoa tài trợ
- Xây dựng thành công sân bóng đá mini với kinh phí 10 triệu đồng được đưa vào sử dụng thường, liên tục bởi tính hấp dẫn của nó
- Khu nhà chòi được quý phụ huynh, người dân láng giềng, và tập thể xây dựng kiên cố và đẹp mắt có thể sử dụng trong nhiều năm học sau.
- Nhà trường đã xây dựng được khu vui chơi trải nghiệm cát nước vừa tạo môi trường cho trẻ trải nghiệm, cung cấp thêm kiến thức vốn sống cho trẻ.
- 7/7 lớp trang trí đẹp mắt các góc trong và ngoài lớp .
- Chất lượng nuôi dưỡng , chăm sóc, giáo dục trẻ được nâng lên đạt được những thành tựu, được  cấp trên đánh giá cao. Năm học 2019-2020 đơn vị được chọn thành tích tập thể về “ xây dựng môi trường giáo dục lấy trẻ làm trung tâm” giai đoạn 2016-2020.   
Vườn cây, các gốc cây, bồn hoa trước lớp học trồng thảm cỏ, các loại hoa đẹp, nở hoa quanh năm.
Đối với việc giáo dục học sinh:
- Hoạt động xây dựng môi trường Xanh – Sạch – Đẹp – An toàn – Thân thiện đã thật sự tạo được sân chơi hấp dẫn trẻ, tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Nhà trường đã tổ chức thành công hội giảng chuyên đề phát triển vận động cho toàn huyện tham dự.
- Giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường, rèn luyện kỹ năng sống. Ngoài ra hoạt động này còn có tác động đến tình cảm của trẻ ngày càng thích thú, tự hào hơn đối với mái trường của mình. Đồng thời tạo không khí vui chơi, học tập vui tươi, thoải mái, nhẹ nhàng, thân thiện giúp trẻ ham thích đến trường.
- Việc được chơi các trò chơi vận động góp phần cho trẻ phát triển toàn diện, trẻ rất thích thú khi được vui chơi.
- Trẻ ham thích khám phá môi trường xung quanh, thích được hoạt động ngoài trời, được chới các trò chơi vận động…phát huy tính tích cực của trẻ.

 
 Trường đạt tiêu chứng nhận trường an toàn về phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.
2.3 KẾT LUẬN
Đề tài đã tác động mạnh mẽ tích cưc đến kết quả nuôi dưỡng chăm sóc giáo dục  trẻ tại đơn vị, tạo nên một bộ mặt mới cho vẻ mỹ quang của nhà trường…
Tôi tin chắc rằng nếu ý thức bảo vệ môi trường trở nên thường trực trong trường học thì không chỉ các giáo viên, học sinh được thụ hưởng một môi trường học đường trong lành hơn, mà về lâu dài, thế hệ tương lai sẽ làm tốt việc chung tay bảo vệ môi trường.
* Phạm vi áp dụng sáng kiến:    
Qua việc áp dụng sáng kiến “Cải tạo biện pháp xây dựng môi trường xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện cho trẻ mầm non” được áp dụng tại trường mẫu giáo Long An có hiệu quả thiết thực, đề tài này có thể áp dụng rộng rãi trong toàn huyện,toàn tỉnh..Bởi bản thân tôi nhận thấy việc xây dựng môi trường cho trẻ hoạt động là việc làm hết sức quan trọng và cần thiết.
 Bài học kinh nghiệm
Qua thực tiễn công tác ở trường MG Long An, qua quá trình trực tiếp bắt tay xây dựng trường Xanh-Sạch-Đẹp-An toàn – Thân thiện, tôi rút ra được một số kinh nghiệm trong công tác quản lý chỉ đạo xây dựng trường học “Xanh- sạch- đẹp- an toàn”:
Thứ nhất: Xác định xây dựng Trường đạt chuẩn Xanh-sạch-đẹp-an toàn-thân thiện phải là cả một quá trình, có sự chuẩn bị chu đáo từng bước một chứ không thể nóng vội nay làm mai bỏ, phải có quy hoạch tổng thể, có kế hoạch cho từng giai đoạn. Làm được đã khó nhưng làm thế nào để giữ được còn khó khăn hơn.
Thứ hai: Hiệu trưởng phải là những người đứng mũi chịu sào, nghiên cứu thật kỹ các văn bản hướng dẫn, nội dung các tiêu chí quy định … thật cụ thể. Từ đó có sự phân công công việc cho đội ngũ cốt cán, CB, GV thật chính xác
Thứ ba: Phải có một bộ phận chuyên trách, theo dõi và thường xuyên kiểm tra đôn đốc việc thực hiện kế hoạch đã đề ra. Trong quá trình thực hiện thường xuyên cập nhật tình hình, sẵn sàng thay đổi nếu thấy cần thiết
Thứ tư: Phải có sự đồng thuận cao và sự phối hợp chặt chẽ  của tất cả các thành viên trong nhà trường và của cha mẹ học sinh.
Thứ năm: Bảo vệ môi trường không chỉ trên bài giảng, lý thuyết. Trong cuộc sống hàng ngày, các cô phải đi tiên phong trong việc tiết kiệm điện, nước, giấy… thì hiệu quả sẽ tăng lên gấp đôi. Muốn giáo dục được học sinh, trước hết mỗi thầy cô giáo phải thực sự gương mẫu, không chỉ giáo dục bằng lời nói mà còn phải qua hành động.
 Thứ sáu: Các thầy cô nên khuyến khích học trò phát huy tinh thần tự giác trong mọi hoạt động để tất cả trở thành thói quen: tự giám sát việc bảo vệ môi trường của nhau, tự nhắc nhở nhau chăm sóc, bảo vệ cây xanh… . Chỉ bằng những hành động nhỏ như nhắc nhở, tuyên dương cũng đã góp phần hình thành ý thức môi trường ở những công dân trẻ.
Thứ bảy: Muốn làm được việc gì lớn trong nhà trường cũng cần phải tạo được phong trào xã hội hóa sâu rộng để huy động được nguồn tài chính, thông thường là nhờ chính quyền, phụ huynh học sinh và nhân dân địa phương.
Thứ tám: Cán bộ quản lý nhà trường phải thường xuyên quan tâm kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung về giáo dục môi trường, coi đó như một hoạt động chuyên môn của trường; đưa việc xây dựng xanh-sạch-đẹp-an toàn vào thành một nội dung thi đua. Có như vậy mới thúc đẩy được sự chăm lo của toàn bộ đội ngũ để giúp trẻ phát triển toàn diện.
Qua thực tế quá trình quản lý, chỉ đạo thực hiện nội dung “Cải tạo biện pháp xây dựng môi trường  Xanh- sạch- đẹp- an toàn- thân thiện” cùng với những kinh nghiệm của bản thân và sự nghiên cứu học hỏi đồng nghiệp, tôi nhận thấy phần trình bày trên còn có những hạn chế nhất định. Vì vậy tôi rất mong sự góp ý chân thành của các cấp lãnh đạo để cho đề tài của tôi ngày càng hoàn thiện hơn.
Thủ trưởng cơ quan, đơn vị                     Người viết báo cáo
      nhận xét, đánh giá                                        
                 
                                                                         
                                                                          Bùi Thị Hồng Nhung